HbA1c – Lời cảnh báo từ bệnh tiểu đường

Nếu nội dung bài viết chưa chính xác, vui lòng thông báo cho chúng tôi tại đây

Chỉ số HbA1c chẩn đoán bệnh tiểu đường

HbA1c – Chỉ số trung thực trong điều trị bệnh tiểu đường

Chỉ số HbA1c là gì, đóng vai trò quan trọng như thế nào trong điều trị và phòng tránh bệnh đái tháo đường? Tất cả các câu hỏi thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.

1. Chỉ số HbA1c là gì? Có vai trò gì?

HbA1c là một Hemoglobin đặc biệt chứa thành phần gồm Hemoglobin và đường Glucose, nó biểu thị cho khả năng gắn kết của đường vào Hb hồng cầu. HbA1c nằm trong hồng cầu, thực hiện nhiệm vụ vận chuyển oxy và đường nuôi dưỡng cơ thể.

 

Chỉ số HbA1c kiểm tra độ dày lớp đường bên ngoài Hb

Bản chất của xét nghiệm chỉ số HbA1c là kiểm tra độ dày lớp đường bên ngoài Hb

Trong hồng cầu phát hiện 3 loại Hb khác nhau, bao gồm HbA1, HbA2 và HbF. Tuy nhiên, trên thực tế:

– HbF chủ yếu tìm thấy trong bào thai và sau đó chỉ còn lại dấu vết nhỏ.

– HbA1 (chiếm > 97%) và HbA2 (chiếm < 3%). Trong đó, HbA1 được chia thành 3 phân nhóm là HbA1a, HbA1b và HbA1c. HbA1c chiếm tỷ lệ lớn với hơn 80% trong hồng cầu.

Các Hb trong hồng cầu sẽ liên kết với Glucose trong cả vòng đời của mình thông qua sự xúc tác của các enzym trong cơ thể. Tuy nhiên, nếu nồng độ Glucose máu vượt quá giới hạn cho phép và liên tục trong một khoảng thời gian dài thì phản ứng hóa sinh trên sẽ tự diễn ra mà không cần sự có mặt của các enzym nữa. Sản phẩm của quá trình đó được gọi là Hb bị glycosyl hóa.

Thông thường, xét nghiệm HbA1c được tiến hành để thể hiện số Hb đã glycosyl hóa do loại Hb này chiếm một tỷ lệ lớn trong hồng cầu.

2. Chỉ số HbA1c bao nhiêu được chẩn đoán là đái tháo đường?

Thông thường, HbA1c chiếm 4 – 6% trong tổng số Hemoglobin của cơ thể. Khi chỉ số này tăng 1% điều đó đồng nghĩa lượng đường huyết tăng thêm 30mg/dl (1,7mmol/l).

Chỉ số HbA1c

Chẩn đoán bệnh tiểu đường

5 – 5.5%

Chỉ số lý tưởng. An toàn, không mắc bệnh lý đái tháo đường.

5.6 – 6.4%

Lượng đường trong máu đang được kiểm soát tốt, tiếp tục duy trì uống thuốc, thiết lập chế độ dinh dưỡng hợp lý, rèn luyện sức khỏe mỗi ngày để phòng ngừa biến chứng của bệnh.

> 6.5%

Khả năng kiểm soát Glucose máu kém, đến gặp ngay bác sĩ để xác định tình trạng bệnh và lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Chỉ số HbA1c

Chỉ số HbA1c như thế nào là cao?

Chỉ số này cao sẽ gây nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe. Khi HbA1c xuất hiện nhiều trong máu làm tăng sự phản ứng của các gốc tự do trong các tế bào máu, dẫn đến tính chất của màng tế bào máu bị thay đổi. Từ đó làm tăng độ nhớt của máu, giảm lưu lượng máu, tăng sự lắng đọng của các Cholesterol máu xấu trong lòng mạch, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ở người bệnh.

Các thống kê lâm sàng cho thấy: Trung bình cứ tăng 1% chỉ số HbA1c thì tỷ lệ biến chứng liên quan đến tim mạch tăng 25%, viêm loét dạ dày tăng 40%, ở mắt tăng 30%,… Chính vì vậy, hãy đi khám sức khỏe định kỳ hằng năm để phát hiện sớm nhất bệnh tật và ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra.

3. Ý nghĩa của chỉ số HbA1c? Tại sao phải xét nghiệm chỉ số này?

Xét nghiệm này giúp hỗ trợ kiểm tra lượng đường huyết trong máu ở bệnh nhân bị tiểu đường. Cụ thể: Khi Hb kết hợp với Glucose thì một lớp đường sẽ được bao xung quanh bên ngoài Hb. Nếu nồng độ Glucose máu càng cao, bề dày của lớp vỏ bọc này càng lớn. Do đó, xác định độ dày của lớp đường bên ngoài này sẽ giúp đánh giá lượng đường huyết.

Bên cạnh đó, đây còn là một phương pháp có giá trị xác định bệnh tiểu đường hay tiền tiểu đường. Giá trị HbA1c quá cao trong thời gian dài là một cảnh báo nguy cơ mắc bệnh lý này. Hiện nay, nền y học trong nước và thế giới nhận định xét nghiệm này là công cụ tốt nhất để chẩn đoán tiểu đường.

Chỉ số Hba1c đánh giá đúng tình trạng tiểu đường

Chỉ số Hba1c đánh giá đúng tình trạng tiểu đường

Các xét nghiệm đường huyết khác cũng thể hiện nhiều ưu điểm trong quá trình điều trị ở bệnh nhân tiểu đường. Trên thực tế, việc tự đo đường huyết tại nhà chỉ giúp xác định lượng Glucose máu ở thời điểm đó. Chỉ số này không thực sự chính xác do các yếu tố khách quan như người bệnh đã sử dụng thực phẩm có chứa đường trước khi đo, chế độ sinh hoạt gần thời điểm đo hay hoạt động của insulin trong cơ thể. Khi đó, xét nghiệm HbA1c đóng vai trò rất quan trọng trong đánh giá tiến triển của bệnh đái tháo đường.

Ngoài ra, xét nghiệm này còn mang ý nghĩa phản ánh trình trạng đường huyết trong 3 tháng gần nhất. Từ đó giúp đánh giá được bệnh nhân có đáp ứng với phác đồ điều trị này hay không để có sự điều chỉnh phù hợp. Đồng thời căn cứ vào chỉ số này để tiên lượng cũng như phát hiện và phòng ngừa những biến chứng có thể xảy ra như tê bì tay chân, suy giảm thị lực hay suy thận,…

4. Xét nghiệm HbA1c được thực hiện khi nào?

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý cụ thể mà thời gian xét nghiệm có thể thay đổi. Tuy nhiên, các nghiên cứu y khoa khuyến cáo nên duy trì xét nghiệm này từ 2 – 5 lần mỗi năm tại bệnh viện để đảm bảo chất lượng và kết quả có độ chính xác cao.

Triệu chứng chung của bệnh tiểu đường là ăn nhiều, tiểu nhiều, gầy nhiều và khát nhiều.

Triệu chứng của bệnh tiểu đường là ăn nhiều, tiểu nhiều, gầy nhiều và khát nhiều.

Ngoài ra, chỉ số này còn được chỉ định trong các trường hợp sau:

– Đánh giá nguy cơ tiểu đường thai kỳ ở chị em có thai lần đầu.

– Nghi ngờ mắc tiểu đường type 2 hay tiền tiểu đường.

– Tiền sử gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường.

– Thấy có biểu hiện đói thường xuyên, ngay cả khi mới ăn xong bởi thiếu Insulin làm cho cơ thể không tiếp nhận đủ lượng đường để sản sinh năng lượng.

– Thừa cân, béo phì, chỉ số BMI > 23 hay mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

5. Chỉ số HbA1c được xác định như thế nào?

5.1 Cách định lượng chỉ số HbA1c

Xét nghiệm này được tiến hành trong phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế cùng với các trang thiết bị, máy móc hiện đại. Khi đó, người bệnh sẽ được lấy máu vào buổi sáng. Sau đó thực hiện các phương pháp định lượng khác nhau để xác định nồng độ HbA1c trong máu như HPLC, ELISA, điện di mao mạch,…

5.2 Xét nghiệm HbA1c chính xác nhất ở đâu?

Để kết quả xác định chỉ số này có độ tin cậy cao thì người bệnh hãy đến các cơ sở y tế hay phòng khám chuyên khoa nội tiết uy tín để được hướng dẫn và làm xét nghiệm. Mặc dù vậy, vẫn phải tìm hiểu kỹ, cân nhắc phù hợp để đưa ra được sự lựa chọn tốt nhất, đề phòng “tiền mất, tật mang”.

6. Khi làm xét nghiệm HbA1c cần chú ý những gì?

Xét nghiệm HbA1c không cần nhịn ăn sáng

Xét nghiệm HbA1c không cần nhịn ăn sáng

Trên thực tế, không đòi hỏi bệnh nhân chuẩn bị đặc biệt gì nếu muốn đo chỉ số này cũng như việc nhịn ăn trước khi thực hiện. Chính vì vậy, có thể tiến hành xác định chỉ số HbA1c ở bất kỳ thời điểm nào mà kết quả không có sự thay đổi. Tuy nhiên, để thu được giá trị xác nhất, người bệnh lưu ý:

– Không cần thiết phải tạm ngừng dùng các thuốc điều trị đái tháo đường.

– Không sử dụng đồ uống có cồn hay các chất kích thích như rượu, bia, cà phê,…

– Hạn chế ăn các thực phẩm chứa hàm lượng lớn tinh bột, chất béo, đạm,…

– Thiết lập chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tinh thần thoải mái, bổ sung đủ nước cho cơ thể.

– Sau khi lấy máu, người bệnh có thể ăn uống và sinh hoạt như bình thường.

– Các thông tin cần thiết sẽ được điều dưỡng và bác sĩ tư vấn cụ thể trước khi thực hiện xét nghiệm, do đó, người bệnh không cần quá lo lắng, căng thẳng.

7. Làm cách nào để kiểm soát chỉ số HbA1c ở mức bình thường?

Kiểm soát lượng đường trong thức ăn đối với bệnh nhân bị tiểu đường

Kiểm soát lượng đường trong thức ăn đối với bệnh nhân bị tiểu đường

Khi chỉ số HbA1c nhỏ hơn 6,5% điều đó có nghĩa là lượng đường trong máu đang được kiểm soát tốt. Để chỉ số này duy trì ở mức bình thường cần:

– Luyện tập thể dục hàng ngày và rèn luyện sức khỏe phù hợp.

– Duy trì chế độ ăn phù hợp, chứa ít tinh bột, chất đạm, bổ sung thêm nhiều chất xơ, trái cây.

– Giữ tinh thần thoải mái, thiết lập chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.

– Cải thiện thực đơn hàng ngày. Duy trì mức cân nặng thích hợp, không nên quá thừa cân hoặc thiếu cân.

Việc kiểm soát đường huyết ở đối tượng tiểu đường rất quan trọng, điều cần thiết ban đầu để là dự phòng được các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Còn đối với người bình thường, lượng đường trong máu duy trì trong giới hạn cho phép làm giảm tỷ lệ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa này.

Xem thêm: Chế độ ăn chuẩn khoa học cho người tiểu đường

8. Sự khác nhau giữa xét nghiệm đường huyết khi đói và HbA1c?

Theo dõi đường huyết lúc đói chỉ phản ánh nồng độ Glucose trong máu tại thời điểm đo. Còn chỉ số HbA1c được coi như một bức tranh toàn diện cho phép đánh giá lượng đường huyết trong 3 tháng gần nhất. Tuy vậy, cả 2 đều có giá trị trong việc giúp bác sĩ có kế hoạch thay đổi phác đồ trị liệu cũng như chế độ sinh hoạt tốt hơn.

Từ những giá trị của chỉ số HbA1c mang lại mà xét nghiệm này trở thành một phương pháp cần thiết được tiến hành giúp sàng lọc, phát hiện sớm bệnh tiểu đường và có định hướng kế hoạch điều trị phù hợp. Mong rằng với mố số thông tin của chúng tôi có thể cung cấp cho bạn hiểu biết nhất định và cần thiết về xét nghiệm chỉ số HBA1c.

Các bài viết của Dược Điển Việt Nam chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *