Thuốc Stadexmin là thuốc gì?
Nhà sản xuất
Công ty liên doanh TNHH STELLA – Việt Nam.
Quy cách đóng gói
Lọ 500 viên.
Dạng bào chế
Viên nén.
Thành phần
Mỗi viên thuốc Stadexmin có chứa các thành phần sau:
– Betamethasone 0,25mg.
– Dexclorpheniramin Maleat 2,0mg.
– Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng của thuốc Stadexmin
Tác dụng hoạt chất chính có trong công thức
– Betamethasone là một Glucocorticoid, thuộc dẫn xuất Prednisolone có hoạt tính kháng viêm. Thuốc có công dụng:
+ Ngăn cản quá trình hình thành Acid Arachidonic thông qua ức chế Phospholipase A2, dẫn đến giảm giải phóng các mediator viêm (chất trung gian) là Leucotrien và Prostaglandin.
+ Gia tăng sự bền thành Lysosome của tế bào Mast, do đó, ngăn cản sự giải phóng các chất trung gian hóa học gây viêm.
+ Thuốc có đặc tính chống dị ứng mạnh nhưng tác dụng chuyển hóa muối nước lại rất yếu.
– Dexclorpheniramin thuộc nhóm kháng Histamin H1, hoạt động theo cơ chế đối kháng cạnh tranh với Receptor – H1 trên thụ thể của nó, có tác dụng điều trị các tình trạng dị ứng, hỗ trợ tác tăng dụng điều trị của thuốc.
Chỉ định
Thuốc Stadexmin được sử dụng trong các trường hợp sau:
– Các bệnh về đường hô hấp diễn biến phức tạp.
– Dị ứng da, mắt và các trường hợp viêm mắt (viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm mi mắt, viêm mí mắt,…).
– Chỉ định điều trị kết hợp thêm Corticosteroid.
Cách dùng
Để việc dùng thuốc đạt hiệu quả tốt, người bệnh cần đọc kỹ các thông tin về cách dùng thuốc, liều lượng trong hướng dẫn sử dụng.
Cách sử dụng
– Uống sau ăn. Nếu được chỉ định dùng 4 liều trong 1 ngày thì liều cuối cùng dùng trước khi đi ngủ.
– Không tự ý ngưng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn.
Liều dùng
Tham khảo liều dùng của thuốc Stadexmin theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
– Người lớn và trẻ em > 12 tuổi:
+ Bắt đầu với liều 1 – 2 viên x 4 lần/ngày, phụ thuộc mức độ trầm trọng của bệnh.
+ Tùy vào đáp ứng lâm sàng của bệnh nhân, có thể điều chỉnh tăng liều nhưng không được quá 8 viên/ngày.
+ Trẻ em từ 6 – 12 tuổi: Uống ½ viên x 3 lần/ngày. Có thể điều chỉnh liều nếu tình trạng bệnh nặng nhưng không được quá 4 viên/ngày.
Cách xử trí khi quên liều, quá liều
Khi quên liều: Uống ngay khi ngay khi nhớ ra. Trong trường hợp gần thời gian sử dụng liều tiếp theo thì bỏ qua. Không sử dụng gấp đôi liều chỉ định.
Khi quá liều:
Các triệu chứng bất lợi có thể gặp như:
– Trên trẻ em:
+ Kích thích (khô miệng, đồng tử giãn, sốt, đỏ bừng mặt và rối loạn đường tiêu hóa).
+ Ảo giác.
+ Co giật kiểu co cứng – cơ giật.
– Trên người lớn:
+ Trầm cảm.
+ Ngủ gà.
+ Hôn mê.
+ Co giật.
Dùng quá một liều thuốc không dẫn đến các triệu chứng cấp tính. Tuy nhiên nếu dùng liều quá lớn sẽ gây nguy hiểm cho người bệnh. Khi gặp các vẫn đề bất thường trên hãy đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Stadexmin trong các trường hợp:
– Người quá mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc.
– Trẻ em < 6 tuổi, trẻ sinh không đủ tháng.
– Bệnh nhân có bệnh nền là nhiễm nấm toàn thân, tắc cổ bàng quang hoặc phì đại tuyến tiền liệt.
– Bệnh tăng nhãn áp góc đóng.
– Phối hợp với thuốc IMAO.
Tác dụng không mong muốn
Các hoạt chất trong thuốc có thể gây ra các phản ứng bất lợi trên cơ thể khi sử dụng:
Betamethasone:
– Hay gặp:
+ Tăng đào thải Kali, giữ Natri và nước.
+ Rối loạn kinh nguyệt, hội chứng Cushing, trẻ em chậm phát triển, nguy cơ đái tháo đường tiềm ẩn do giảm tiếp nhận Glucose.
+ Loãng xương, teo xơ, yếu cơ,…
– Ít gặp:
+ Bất thường trên hệ tiêu hóa: loét dạ dày – tá tràng, xuất huyết đường tiêu hóa,…
+ Mất ngủ, kích động,…
+ Đục thể thủy tinh hay tăng nhãn áp.
– Hiếm gặp:
+ Xuất huyết dưới da.
+ Chậm liền sẹo.
+ Mụn trứng cá…
Dexclorpheniramin Maleat
– Thường gặp:
+ An thần gây ngủ.
+ Khô miệng.
– Ít gặp:
+ Chóng mặt.
+ Buồn nôn.
Hãy liên hệ ngay với bác sĩ hoặc dược sĩ khi gặp các tác dụng không mong muốn trên để được chỉ dẫn hợp lý.
Tương tác thuốc
Các hoạt chất trong thuốc có thể xảy ra tương tác khi phối hợp với các thuốc khác và đồ uống:
Betamethasone
– Carbamazepine, Primidone, Phenytoin, Rifampicin làm tăng chuyển hóa Corticosteroid thông qua khởi phát con đường enzym CYP450 3A4, dẫn đến giảm nồng độ trong huyết tương của thuốc, hiệu lực điều trị giảm.
– Estradiol làm tăng nồng độ của Betamethasone trong huyết tương, do đó, tăng nguy cơ xuất hiện các tác dụng phụ như tăng cân, rối loạn điện giải, sưng, huyết áp cao, mụn trứng cá, rối loạn kinh nguyệt,…
– Thuốc lợi tiểu (Thiazid và Furosemid), thuốc Amphotericin B, thuốc giãn phế quản nhóm Xanthin hay thuốc chủ vận Beta 2 làm giảm Kali máu khi dùng phối hợp, xuất hiện các triệu chứng đau cơ, chuột rút, yếu mệt, nhầm lẫn, chán ăn,…
– Thay đổi tác dụng của thuốc chống đông máu khi sử dụng chung, làm gia tăng các triệu chứng chảy máu, bầm tím thất thường và các triệu chứng khác như ho, nôn ra máu tươi, chóng mặt, đau đầu, phân màu đỏ hoặc đen,….Bên cạnh đó, cần thận trọng theo dõi các dấu hiệu đau ngực, mất thị lực đột ngột, sưng và đau 1 chi,…
– Salicylate làm tăng tác dụng ngoài ý muốn trên đường tiêu hóa như viêm, loét, chảy máu và có thể dẫn đến thủng.
– Làm giảm hiệu quả điều trị của Insulin khi dùng phối hợp.
Dexclorpheniramin Maleat
– Dùng đồng thời thuốc kháng Histamin và thuốc ức chế Monoamine Oxidase (MAOIs) làm tăng thêm tác dụng phụ như buồn ngủ, mắt mờ, táo bón, khô miệng, suy giảm trí nhớ, tim đập nhanh, giảm tiết mồ hôi,…
– Tăng tác dụng phụ như buồn ngủ, chóng mặt, khó tập trung, nhầm lẫn khi dùng phối hợp với thuốc ngủ, Barbiturat, thuốc giảm đau trung ương, thuốc chống loạn thần, thuốc an thần giảm lo âu căng thẳng.
Hãy báo cáo ngay với bác sĩ những thuốc đang sử dụng để được điều chỉnh hợp lý.
Lưu ý khi sử dụng và cách bảo quản
Đối với phụ nữ có thai và đang cho con bú
Cần cân nhắc cẩn thận giữa lợi ích điều trị và ảnh hưởng bất lợi trên mẹ, thai nhi hay trẻ bú mẹ khi sử dụng thuốc Stadexmin trên nhóm đối tượng này. Theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu suy thượng thận trên trẻ có mẹ sử dụng Corticosteroid trong quá trình mang thai.
Đối với người lái xe và vận hành máy móc
Các ảnh hưởng bất lợi đến khả năng lái xe và vận hành máy móc như ngủ gà, chóng mặt,…có thể xuất hiện trong quá trình sử dụng thuốc. Do đó, thận trọng sử dụng trên nhóm đối tượng này.
Bảo quản
– Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh ánh nắng mặt trời hoặc nơi ẩm ướt.
– Để xa tầm tay trẻ nhỏ.
Thuốc Stadexmin giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Hiện nay các nhà thuốc trên toàn quốc đã được phép lưu hành thuốc với giá dao động khoảng 115.000 đồng – 120.000 đồng/1hộp. Trên trang web của chúng tôi đang có mức giá tri ân khách hàng, chỉ 110.000 VNĐ/hộp.
Để mua được sản phẩm chính hãng, với giá cả hợp lý, được dược sĩ tư vấn tận tình, kết hợp với dịch vụ giao hàng nhanh chóng, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline hoặc đặt hàng trực tiếp ngay trên website.
Chúng tôi cam kết: Ở ĐÂU RẺ NHẤT, CHÚNG TÔI RẺ HƠN.
Review của khách hàng về chất lượng sản phẩm
Thuốc Stadexmin có tốt không? Để được giải đáp thắc mắc, hãy cùng chúng tôi điểm lại những ưu nhược điểm chính của sản phẩm này như sau:
Ưu điểm
– Sự kết hợp giữa thuốc kháng Histamin (Dexclorpheniramin) và thuốc chống viêm Corticosteroid (Betamethasone) nên mang lại hiệu quả điều trị cao, nhanh chóng.
– Thuốc dạng viên nén thuận tiện sử dụng cũng như vận chuyển, bảo quản được lâu.
– Giá cả phù hợp.
Nhược điểm
– Thuốc có nhiều tác dụng phụ và xảy ra tương tác với nhiều thuốc khác nên cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng.
– Không thích hợp sử dụng trên phụ nữ có thai và cho con bú.
– Uống nhiều lần trong ngày gây bất tiện, tăng nguy cơ quên liều làm giảm hiệu quả điều trị thuốc.
* Thông tin trong bài viết trên mang tính chất tham khảo. Người dùng cần tuyệt đối tuân thủ việc dùng thuốc theo chỉ định, lời khuyên của cán bộ y tế.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.