Sau đột quỵ có phục hồi chức năng về bình thường được không?

Nếu nội dung bài viết chưa chính xác, vui lòng thông báo cho chúng tôi tại đây

Cần cấp cứu nhanh để giảm các biến chứng của đột quỵ

Khi bị đột quỵ cần được cấp cứu sớm nhất có thể

Khi bị đột quỵ (tai biến mạch máu não), bệnh nhân cần được cấp cứu sớm nhất có thể, thời gian càng kéo dài thì khả năng phục hồi chức năng sau đột quỵ càng giảm. Người bệnh có thể gặp các di chứng sau đột quỵ như: suy giảm nhận thức, mất chức năng ngôn ngữ, liệt, trầm cảm và khó làm những hoạt động quen thuộc như ăn cơm, vệ sinh cá nhân… Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các giai đoạn và các biện pháp phục hồi sau đột quỵ nhé!

I. Các giai đoạn phục hồi sau đột quỵ? Phục hồi trong bao lâu?

Sự hồi phục sau đột quỵ là một quá trình lâu dài. Hầu hết, quá trình hồi phục xảy ra ở những tháng đầu, bao gồm bốn giai đoạn xen lẫn và không được phân chia rõ ràng:

Giai đoạn cấp (0-24h): Ở giai đoạn này, bệnh nhân cần được cấp cứu sớm, hồi sức tích cực để duy trì sự sống bằng cách đảm bảo các dấu hiệu sinh tồn trong mức ổn định.

Giai đoạn phục hồi sớm (24h – 3 tháng):

+ Điều trị nội khoa, kết hợp các bài tập giúp phục hồi chức năng.

+ Đây là giai đoạn có thể phục hồi một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả điều trị cao nhất.

+ Cần chú ý hạn chế các biến chứng có thể xảy ra như viêm phổi, loét, teo cơ, cứng khớp.

Giai đoạn phục hồi muộn (3 – 6 tháng): Tiếp tục tập phục hồi chức năng sau đột quỵ cho bệnh nhân. Tiến hành tập luyện cho bệnh nhân đột quỵ não càng muộn thì khả năng phục hồi hoàn toàn càng thấp.

Phục hồi chức năng trong giai đoạn mạn tính (> 6 tháng): Tiếp tục duy trì tập các bài tập phục hồi chức năng tại nhà.

Các giai đoạn phục hồi chức năng sau đột quỵ

Phục hồi sau đột quỵ là một quá trình lâu dài

Để phục hồi chức năng sau đột quỵ, hạn chế tối đa các di chứng có thể gặp phải, hãy áp dụng các biện pháp sau đây:

II. Biện pháp phục hồi chức năng sau đột quỵ

Có nhiều phương pháp giúp đẩy nhanh phục hồi chức năng sau đột quỵ, đặc biệt là vật lý trị liệu, châm cứu, sử dụng những sản phẩm từ thảo dược để hỗ trợ:

1. Vật lý trị liệu

Không thể phủ nhận vai trò của vật lý trị liệu trong hồi phục chức năng sua đột quỵ. Tuy nhirn nên đến cơ sở y tế (bệnh viện, phòng khám hàng đầu, trung tâm…) để được chuyên gia đưa ra phác đồ thích hợp nhất dành cho từng đối tượng. Phương pháp này có thể thực hiện được tại nhà, phụ thuộc vào từng giai đoạn phục hồi:

Đảm bảo tư thế trị liệu

– Bạn nên thay đổi tư thế cho bệnh nhân 2 giờ/lần, giúp phòng ngừa nguy cơ loét do tì, đè.

– Các tư thế được khuyến cáo và thay đổi luân phiên:

+ Nằm: Nghiêng sang bên lành, nghiêng bên liệt, nửa nằm nửa ngồi.

+ Ngồi: Thẳng người trên giường, trên ghế.

– Nên dùng tấm đệm giảm lực ép chuyên dụng để làm giảm nguy cơ hình thành vết loét do tì, đè.

Phòng ngừa các biến chứng hô hấp

– Tư thế trị liệu: Không nên để bệnh nhân nằm ngửa hoàn toàn do có thể ảnh hưởng xấu đến hô hấp và phản xạ nuốt.

– Khuyến khích vận động di chuyển (nếu ổn định nội khoa) với những dụng cụ thích hợp.

– Tập thở sâu thường xuyên.

– Chuyển mình thường xuyên.

Khuyến khích vận động di chuyển

Khuyến khích bệnh nhân vận động di chuyển để nhanh chóng phục hồi sau đột quỵ

Vận động sớm

Đối với giai đoạn đột quỵ cấp, người bệnh thường có nguy cơ bị các biến chứng do bất động như: yếu cơ, bệnh lý khác nhau (nhiễm trùng đường hô hấp, viêm phổi), loét, giảm tầm vận động khớp, co rút, sức khỏe yếu, loãng xương….

Do đó, cần vận động càng sớm càng tốt đối với những bệnh nhân có thể hoạt động để làm giảm các biến chứng. Ngoài ra, vận động sớm cũng làm giảm trầm cảm và chi phí chăm sóc.

Các tư thế vận động có thể thực hiện: Lăn trở trên giường, ngồi dậy trên giường, ngồi bên ngoài giường, chuyển từ nằm sang ngồi thòng chân ở mép giường, tập đứng dậy và đi lại.

Duy trì tầm vận động

Người thân, người chăm sóc bệnh nhân cần hỏi bác sĩ, chuyên gia các bài tập cho người bị đột quỵ nhằm duy trì vận động.

Không di chuyển tay chân quá tầm vận động của người bệnh, tránh gây đau, khó chịu cho người bệnh.

không di chuyển quá tầm vận động

Không di chuyển tay chân quá tầm vận động của người bệnh

Cải thiện tình trạng yếu nửa người/liệt nửa người

Để phòng ngừa co rút, chấn thương bên liệt, phục hồi trương lực cơ bên liệt, cần thực hiện các hành động sau:

– Khuyến khích vận động bình thường và đặt tư thế cẩn thận.

– Tập các động tác phục hồi khả năng vận động như vươn tay lấy cốc, chải đầu…

– Tập luyện lặp lại.

– Trị liệu vận động cưỡng bức.

– Tập chịu trọng lượng trên bộ phận bị liệt có nâng đỡ.

– Ngoài ra, có thể kích thích điện chức năng bởi nhân viên y tế có chuyên môn.

Cải thiện tình trạng mất cảm giác

Sử dụng các kỹ thuật xoa bóp ở bên bị liệt với các loại vật liệu khác nhau. Ngoài ra, nếu người bệnh chịu được, nên cho tiếp xúc với nhiệt độ, các loại vật liệu và lực ép khác nhau để rèn luyện cảm giác.

Tạo thuận chức năng chi trên

Nên thực hiện các biện pháp sau đây để hồi phục kỹ năng vận động như:

– Hướng dẫn người bệnh các bài tập với tay yếu, liệt.

– Trị liệu vận động cưỡng bức cho người bệnh thích hợp

– Tập luyện lặp lại với tác vụ cụ thể.

– Kích thích điện.

– Trị liệu với gương.

– Sử dụng máy tập cơ học.

– Hiện nay cũng có những thiết bị tân tiến, hiện đại giúp cải thiện bệnh nhanh như: Tập luyện thực tế ảo cho cánh tay và bàn tay bên liệt ở người bệnh, trợ giúp với robot cho vai, khuỷu tay bên liệt.

tập luyện có trợ giúp

Tập luyện giúp nhanh chóng hồi phục chức năng sau đột quỵ

Tăng cường lực cơ

– Người nhà có thể hỗ trợ bệnh nhân tập tăng sức mạnh của cơ nhờ các bài tập lặp lại các hoạt động chịu sức nặng như chuyển từ ngồi sang đứng, tập đề kháng với các máy móc…

– Tập mạnh cơ bên bị liệt hoặc cả hai chân giúp tăng sức mạnh cơ, cải thiện nhịp bước chân, dáng đi, thăng bằng và di chuyển.

Phương pháp châm cứu là sử dụng kim châm chuyên dụng kích thích vào các huyệt đạo bị tê liệt, tổn thương do tai biến, từ đó gây kích thích tới hệ thần kinh và não bộ.

Châm cứu cần thực hiện lâu dài do sau khi đột quỵ, cơ thể bị tổn thương rất nặng nề, quá trình phục hồi không thể nhanh chóng. Căn cứ vào tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định thời gian điều trị cụ thể để phục hồi các chức năng.

Nếu được châm cứu đúng cách, có thể phục hồi được 70% khả năng vận động ban đầu.

Khi điều trị phục hồi sau tai biến, cần châm cứu vào các huyệt đạo ở tay, chân, mặt, cổ như bách hội, địa thương, hợp cốc…

Để tăng hiệu quả trị liệu, có thể kết hợp cả điện châm và thủy châm.

châm cứu điều trị đột quỵ

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như thời gian cấp cứu mà khả năng phục hồi ở mỗi người bệnh cũng khác nhau. Trường hợp ở mức độ nhẹ, bệnh nhân ở độ tuổi trẻ sẽ có khả năng trở về bình thường cao hơn người cao tuổi, người liệt toàn thân. Do đó, ngay khi mới bị đột quỵ, người bệnh cần được cấp cứu đúng cách để hạn chế các biến chứng nguy hiểm và phục hồi tốt hơn. Tránh những sai lầm bỏ lỡ thời gian vàng trong điều trị.

Mong rằng với kiến thức tổng quan này có thể giúp người thân hoặc bệnh nhân mắc phải hiểu hơn về vấn đề này và có cái nhìn cụ thể hơn, xây dựng lại cuộc sống tốt hơn.

Các bài viết của Dược Điển Việt Nam chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *