Phòng tránh đột quỵ
Ở Việt Nam, tỉ lệ Đột quỵ (tai biến mạch máu não) đang ngày càng gia tăng. Bệnh có thể dẫn tới những di chứng nặng nề, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chính người bệnh và cả những người thân trong gia đình. Thậm chí mỗi năm Việt Nam có trung bình 20.000 ca mắc mới và 11.000 người tử vong do đột quỵ.
Phòng tránh là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và gia đình an toàn trước căn bệnh quái ác này. Thay đổi lối sống, kiểm soát bệnh nền là những cách đơn giản giúp bệnh nhân phòng ngừa đột quỵ cũng như phòng chống đột quỵ tái phát.
1. Kiểm soát huyết áp
Huyết áp cao là yếu tố nguy cơ cao nhất dẫn đến đột quỵ ở cả nam và nữ. Khi huyết áp tăng, áp lực trong máu mạnh hơn làm tổn thương nội mạc thành mạch, dẫn đến tăng tính thấm với Lipoprotein máu làm phát triển xơ vữa động mạch, hình thành tai biến. Nguy hiểm hơn cả là các trường hợp tăng huyết áp đột ngột – căn nguyên chính dẫn đến đột quỵ, nguy cơ tủ vong cao. Cao huyết áp là một căn bệnh thầm lặng, khó nhận biết, do đó bệnh nhân cần thăm khám sức khỏe định kỳ đẻ phát hiện sớm tình trạng bệnh.
Với những bệnh nhân có huyết áp tăng cao, cần phải theo dõi huyết áp thường xuyên, tuân thủ phác đồ điều trị huyết áp của bác sĩ, cùng với đó xây dựng chế độ ăn và luyện tập hợp lý để kiểm soát tốt huyết áp.
Mục tiêu lý tưởng là duy trì huyết áp dưới 120/80 mmHg. Ở những người lớn tuổi để duy trì mức huyết áp này có thể khó khăn hơn do tác dụng không mong muốn của thuốc hoặc chóng mặt khi đi đứng.
Những việc cần làm để ổn định huyết áp như sau:
– Sử dụng thuốc hạ áp để kiểm soát tốt huyết áp theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
– Giảm lượng muối trong khẩu phần ăn, không nên dùng quá 1,5mg mỗi ngày.
– Sử dụng thực phẩm chứa chất béo không bão hòa, đồng thời hạn chế tối đa những thực phẩm giàu chất béo bão hòa.
– Tập thể dục đều đặn và phù hợp với thể trạng mỗi người, mỗi ngày nên hoạt động ít nhất 30 phút, bao gồm đi bộ, chạy bộ, đạp xe,…
– Bổ sung nhiều trái cây và rau xanh mỗi ngày vào khẩu phần ăn.
Kiểm soát tốt huyết áp giúp ngăn ngừa đột quỵ
2. Điều trị các bệnh lý cấp tính và mãn tính về tim, nhất là bệnh rung nhĩ
Rung nhĩ với biểu hiện nhịp tim không đều, làm hình thành các cục máu đông trong tim, sau đó di chuyển đến não, làm tăng nguy cơ đột quỵ. Theo các số liệu thống kê, bệnh rung nhĩ có nguy cơ đột quỵ cao gấp 5 lần so với các nguyên nhân khác. Do đó cần phải điều trị sớm nếu xuất hiện các triệu chứng như khó thở, tim đập nhanh.
Có thể sử dụng các sản phẩm từ thảo dược có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa cục máu đông để kiểm soát như HT Strokend, Nattokinase, CoQ10…
3. Điều trị bệnh tiểu đường
Lượng đường trong máu cao tác động xấu đến mạch máu theo thời gian, tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Vì vậy nên kiểm soát lượng đường trong máu bằng các loại thuốc được chỉ định, kết hợp chế độ ăn uống điều độ và tập thể dục thể thao phù hợp.
Kiểm soát tốt đường huyết giúp ngăn ngừa đột quỵ
4. Rèn luyện thể lực, tập thể dục thể thao hợp lý
Tập thể dục giúp giảm huyết áp, điều chỉnh cân nặng, như là một biện pháp giúp phòng tránh bệnh đột quỵ. Cần duy trì tần suất tập thể dục thường xuyên hơn với cường độ vừa phải, mỗi tuần ít nhất 5 ngày. Một số cách giúp tăng tinh thần cũng như giúp đạt được mục tiêu như:
– Thay vì đi thang máy hãy đi cầu thang bộ.
– Tham gia những câu lạc bộ để tạo động lực mỗi ngày.
– Khi thời tiết trở lạnh cần giữ ấm, sau khi tập cơ thể đủ cần có thể từng bước bỏ ra cho phù hợp với nhiệt độ.
– Đi bộ bất cứ khi nào có thể như sau mỗi bữa ăn, những lúc rảnh rỗi,…
– Chia nhỏ mỗi buổi tập khoảng 10-15 phút/đợt, thay vì tập liên tục 30 phút/lần.
Có nhiều trường hợp đột quỵ sau khi tập thể dục khiến nhiều người lầm tưởng tập thể dục làm tăng nguy cơ đột quỵ. Đó là một quan niệm hoàn toàn sai lầm, bởi những trường hợp đó là do có bệnh nền như huyết áp, tiểu đường… Vì vậy cần tập thể dục như thế nào cho đúng để ngăn ngừa bệnh. Hãy rèn cho mình thói quen tập thể dục để nâng cao sức khỏe, ngăn ngừa đột quỵ.
5. Kiểm soát cân nặng
Béo phì có liên quan đến tiểu đường, huyết áp cao, đều làm tăng khả năng đột quỵ. Chỉ số khối cơ thể (BMI) lý tưởng cần đạt được là 18 – 25 để giảm thiểu tối đa nguy cơ gây tai biến. Do đó cần tăng cường tập thể dục thể thao, kết hợp với chế độ ăn không quá 1500-2000 calo/ngày hoặc theo tùy thể trạng của mỗi người.
Kiểm soát cân nặng giúp ngăn ngừa đột quỵ
6. Uống rượu bia đúng cách, hợp lý
Nếu uống bia rượu trong giới hạn cho phép sẽ giúp nâng cao sức khỏe. Uống nhiều rượu bia hay các đồ uống có cồn sẽ gây nguy cơ mắc các bệnh lý về tìm mạch, là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu uống nhiều hơn 2 ly mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ. Vì vậy không được uống quá nhiều rượu bia trong cùng 1 ngày, khuyến cáo nên chọn loại vang đỏ chứa Resveratrol giúp bảo vệ não và tim.
7. Không hút thuốc lá
Thuốc lá không chỉ là nguyên nhân gây bệnh viêm phổi, nó còn làm tăng tốc độ hình thành cục máu đông trong cơ thể. Với nhiều cơ chế khác nhau như tăng mảng bám tích tụ ở động mạch, làm máu đặc hơn. Việc bỏ thuốc lá có thể rất khó khăn, tuy nhiên đừng bỏ cuộc, hãy thực hiện dần dần để xây dựng cho bản thân một cơ thể khỏe mạnh, ngăn ngừa đột quỵ.
Thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây đột quỵ
8. Ăn gì phòng ngừa đột quỵ
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp phòng ngừa đột quỵ từ sớm cũng như hạn chế tái phát bệnh. Vậy ăn gì phòng ngừa đột quỵ?
– Ăn nhiều rau và trái cây: Đây là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào, ít calo và giàu chất xơ, giúp ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch, hạn chế tình trạng béo phì.
– Ngũ cốc nguyên hạt: Giàu chất xơ và các chất dinh dưỡng, giúp điều hòa huyết áp, bảo vệ sức khỏe tim mạch. Nên lựa chọn:
+ Gạo lứt, lúa mạch.
+ Bánh mì nguyên hạt, bột mì.
+ Bột yến mạch.
– Chọn nguồn protein ít chất béo như các sản phẩm từ sữa ít béo, sữa chua, phomat, trứng, cá hồi, thịt nạc…
– Hạn chế các chất béo không lành mạnh, đồ ăn nhanh, dồ chiên rán…
– Hạn chế lượng muối trong khẩu phần ăn.
Ngoài những cách được khuyến cáo ở trên, chúng ta cũng có thể ngăn ngừa đột quỵ bằng sản phẩm tự nhiên, thực phẩm chức năng đã được kiểm chứng hiệu quả như HT Strokend, Nattoenzym, An cung trúc hoàn,…
Khi có những dấu hiệu của cơn đột quỵ cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên môn xử lý kịp thời, tránh những biến chứng có thể xảy ra.
Với bài viết mà chúng tôi chia sẻ, mong bạn và tất cả mọi người có những thông tin hữu ích để cải thiện được thói quen của mình để phòng tránh hiệu quả đột quỵ – căn bệnh để lại hậu quả vô cùng nặng nề cho người bệnh và người thân trong gia đình. Phát hiện sớm các bệnh lý nền, kiểm soát và điều trị tốt, đồng thời thay đổi lối sống, kiêng rượu bia… sẽ giúp nâng cao sức khỏe, phòng chống đột quỵ, tai biến.
Các bài viết của Dược Điển Việt Nam chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị.