Viêm amidan hốc mủ là bệnh gì?
Viêm amidan hốc mủ không còn xa lạ, thường xảy ra khi không điều trị triệt để viêm amidan cấp. Bệnh có thể gây ra các di chứng nặng nề nếu không được phát hiện sớm cũng như điều trị đúng cách.
1. Viêm amidan hốc mủ là bệnh gì?
Viêm amidan là một bệnh thường gặp do nhiễm trùng đường hô hấp với 2 thể bệnh là thể cấp và mạn tính. Nếu không được điều trị triệt để thì viêm amidan cấp tính kéo dài dai dẳng, sau đó chuyển sang dạng mạn tính. Và viêm amidan hốc mủ là một trong những tình trạng của bệnh viêm amidan mãn tính.
Những đối tượng dễ chuyển thành viêm midan hốc mủ như người có tiền sử bị bệnh viêm mũi, người có hệ miễn dịch suy giảm hay còn non yếu. Đặc biệt là trẻ em bị viêm amidan cũng có thể chuyển thành viêm amidan hốc mủ.
Amidan có cấu tạo đặc biệt nên bề mặt thường không bằng phẳng mà tạo nhiều hốc, khoang nên vi khuẩn hay thức ăn dễ xâm nhiễm, bị mắc lại. Khi bị tái phát viêm nhiều lần các vi khuẩn, ẩn náu lâu ngày trong các hốc amidan sẽ gây viêm tại các khối mủ như bã đậu (hầu hết là mủ màu trắng như sữa).
Hình ảnh của viêm amidan hốc mủ rất dễ nhận ra khi mở miệng và nhìn xuống phần họng. Do hoạt động cọ xát các khối mủ bật ra tạo thành hạt lấm tấm màu trắng xanh và gây cho hơi thở mùi hôi khó chịu.
Viêm amidan hốc mủ là 1 tình trạng viêm amidan mãn tính
2. Triệu chứng của viêm amidan hốc mủ
Các dấu hiệu nhận biết bệnh viêm amidan hốc mủ thường dễ bị nhận nhầm là biểu hiện của ung thư vòm họng hay các bệnh thường mắc trên đường hô hấp. Điều này rất nguy hiểm cho công tác chẩn đoán cũng như đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Chính vì vậy khi có dấu hiệu nghi ngờ, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế thăm khám để có thể xác định chính xác bệnh.
Bệnh có những dấu hiệu chung như:
– Ổ mủ xuất hiện: Các lớp mủ trắng vón cục thành các khối bã đậu. Aidan đan sưng đỏ, phình to, trên bề mặt amidan có những chấm mủ trắng, mùi hôi.
– Đau họng, cảm giác khô rát, đau nhói ở cổ họng, đôi khi cơn đau lan đến tận tai: Vi khuẩn gây cảm giác ngứa khiến người bệnh muốn khạc nhổ nhưng càng như vậy lại càng tổn thương niêm mạc amidan. Cùng với đó ổ viêm sưng to nên thức ăn, nước bọt đi qua sẽ cọ xát làm cho người bệnh cảm thấy đau rát.
– Cảm giác vướng khi nuốt: Khi bị viêm cổ họng sẽ luôn có một ít đờm khiến người bệnh khó chịu vùng họng và sẽ có phản xạ khạc nhổ để đẩy đờm ra ngoài.
– Tăng tiết nước bọt.
– Xuất hiện các hạch cứng nổi lên ở cổ hay ở dưới hàm.
Xuất hiện ổ mủ trắng khi bị viêm amidan hốc mủ
Với trường hợp amidan hốc mủ cấp tính người bệnh sẽ có thêm các biểu hiện:
– Sốt cao, có thể lên đến gần 40 độ C.
– Ho nhiều, có đờm, giọng nói bị khàn.
– Lưỡi bẩn, chuyển sang màu trắng.
– Niêm mạc thành họng sưng đỏ, có thể chèn ép gây khó thở.
– Ngực đau.
– Cơ thể uể oải, mệt mỏi, chán ăn.
Khi không được chữa trị hoàn toàn viêm amidan hốc mủ chuyển sang dạng mãn tính với các triệu chứng:
– Sốt nhẹ hoặc không sốt.
– Ho khan.
– Ngứa, rát cổ họng, khàn tiếng, hôi miệng.
– Thở khò khè, có dấu hiệu của viêm thanh quản.
– Ngủ ngáy to.
3. Viêm amidan hốc mủ có nguy hiểm không?
Nhiều người vẫn còn rất chủ quan vẫn luôn nghĩ bệnh sẽ tự khỏi và chậm trễ trong việc điều trị. Nếu không được điều trị kịp thời viêm amidan hốc mủ sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:
– Biến chứng tại chỗ: Khi viêm, phần amidan sưng to khiến người bệnh bị đay rát, gặp khó khăn trong việc nói hay nuốt nước bọt, thức ăn. Nếu để lâu hơn có thể làm thay đổi giọng nói. Hơn nữa mùi hôi từ các ổ mủ làm người bệnh mất tự tin khi giao tiếp.
– Biến chứng gần: Các ổ viêm tồn tại lâu, vi khuẩn ngày càng hoạt động mạnh có thể làm áp xe amidan. Hơn nữa có thể lây lan sang các vùng khác gây viêm họng, viêm xoang, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn răng miệng…
– Biến chứng toàn thân:
+ Trong một số trường hợp nặng hơn, viêm amidan hốc mủ gây chèn ép đường hô hấp, tạo áp lực lên phổi, khiến bệnh nhân khó thở và nặng hơn có thể ngừng thở. Nguy hiểm hơn với trẻ nhỏ có thể gây ngừng thở khi ngủ.
+ Viêm amidan hốc mủ cũng được chứng minh có thể gây ra viêm thận, viêm khớp, phù mặt, chân tay, suy tim, suy hô hấp, nhiễm khuẩn huyết…
Một số biến chứng của viêm amidan hốc mủ
4. Phương pháp điều trị viêm amidan hốc mủ
Để tránh bệnh nặng hơn dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, khó khăn trong việc điều trị thì việc chẩn đoán và có phác đồ điều trị chuẩn hết sức quan trọng. Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ đưa ra cách điều trị phù hợp nhất.
Điều trị hỗ trợ bằng các phương pháp dân gian
Với tình trạng bệnh nhẹ, chưa tiến triển sang biến chứng thì việc áp dụng một số mẹo chữa bệnh dân gian có thể giúp điều trị bệnh hiệu quả:
– Súc miệng hàng ngày với nước muối: Nước muối có tác dụng rửa sạch các hốc mủ, giảm hoạt động của vi khuẩn nên giảm tình trạng sưng viêm, hôi miệng…
Súc miệng bằng nước muối làm giảm tình trạng sưng đau
– Sử dụng các thảo dược tự nhiên như lá húng chanh, mật ong kết hợp với gừng… có tác dụng tốt giúp kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm sưng tấy tại amidan. Ngoài ra từ ngày xưa ông bà ta cũng có một số các bài thuốc dân gian giúp điều trị bệnh hiệu quả.
– Bên cạnh đó là thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh hợp lý cho người bị viêm amidan để bệnh nhanh khỏi.
Điều trị bằng thuốc Tây y
Khi điều trị bằng thuốc người bệnh cần tuyệt đối nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không được tự ý mua và sử dụng tùy tiện các loại thuốc bên ngoài khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ. Một số loại thuốc thường được kê đơn trong điều trị viêm amidan hốc mủ là:
– Thuốc kháng sinh: Tình trạng gây viêm sưng, tạo mủ chủ yếu do các vi khuẩn trú ngụ trong các hốc tạo thành. Vì vậy việc sử dụng kháng sinh giúp tiêu diệt nhanh nguyên nhân gây bệnh, ức chế sự lan rộng của các tình trạng viêm mủ.
– Thuốc giảm đau, chống viêm: Các loại thuốc này giảm tình trạng sưng đỏ tại amidan và các vùng xung quanh, làm dịu tình trạng đau rát ở cổ họng khi nói hay nuốt.
– Thuốc hạ sốt, giảm ho, chống phù nề…được sử dụng để làm điều trị khi người bệnh có các triệu chứng như sốt cao, ho, tăng tiết dịch, phù nề tay chân…
Sử dụng thuốc kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm tạo mủ
Phẫu thuật cắt amidan
Viêm amidan hốc mủ có cần cắt amidan không? Đây có lẽ là câu hỏi nhiều người thắc mắc. Khi bị viêm amidan sưng to gây đau đớn, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và dó đó nhiều người nghĩ đến việc cắt amidan để tránh tái phát sau này.
Việc đưa ra chỉ định cắt amidan phải được cân nhắc kỹ càng và chỉ được thực hiện khi tình trạng viêm amidan hốc mủ của bệnh nhân không còn đáp ứng với các biện pháp điều trị nội khoa thông thường hay bệnh có những biến chứng nặng nề như áp xe quanh amidan, gây tắc nghẽn hô hấp, khó thở, biến chứng ngừng thở…
Amidan là một trong những tuyến bảo vệ của cơ thể chống nhiễm trùng, vì vậy khi cắt bỏ có thể gây suy giảm hệ thống miễn dịch hoặc có thể xảy ra các biến chứng như chảy máu nhiều trong và sau khi cắt amidan, có thể dẫn đến tử vong.
Có nên phẫu thuật cắt amidan để điều trị viêm amidan hốc mủ
5. Phòng bệnh viêm amidan hốc mủ
Một vài lời khuyên giúp người bệnh kiểm soát tốt, tránh để tình trạng viêm amidan hốc mủ nặng hơn cũng như phòng tránh tốt nhất:
– Giữ vệ sinh răng miệng, vùng mũi họng cẩn thận. Đánh răng thường xuyên ngày ít nhất 2 lần sau khi ăn, trước khi đi ngủ. Nên sử dụng nước muối hay các sản phẩm nước súc miệng để vệ sinh miệng họng.
– Luôn giữ ấm cơ thể, nhất là phần cổ, tránh bị cảm lạnh. Luôn điều trị các nhiễm khuẩn như viêm amidan, viêm họng, viêm xoang…tránh để lâu ngày.
– Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nên đeo khẩu trang khi ra đường, làm việc trong môi trường nhiều khói bụi…
– Hạn chế hét, nói to vì có thể gây tổn thương niêm mạc amidan, thanh quản…giảm nguy cơ vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng.
– Nên ăn các thức ăn mềm, dễ nuốt, tránh các thức ăn khô cứng, cay nóng để tránh gây áp lực, chà xát lên amidan gây chảy máu…trong thời gian điều trị viêm amidan.
– Bổ sung nước đầy đủ hàng ngày: Nên uống nước ấm, tránh sử dụng nhiều nước lạnh hay các loại nước chứa nhiều acid…
– Tăng cường sức khỏe bản thân bằng việc luyện tập thể dục thể thao hàng ngày kết hợp với chế độ ăn uống khoa học. Nên bổ sung nhiều rau xanh, các loại trái cây, thực phẩm dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất để tăng sức đề kháng của cơ thể.
Ăn nhiều rau xanh bổ sung vitamin và khoáng chất, tăng sức đề kháng
Mặc dù viêm amidan hốc mủ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng đây là một bệnh lý mà chúng ta hoàn toàn có thể điều trị và phòng tránh được. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết trên đã giúp bạn đọc có thêm hiểu biết về bệnh và tự trang bị cho mình thêm kiến thức đề phòng tránh cũng như điều trị viêm amidan hốc mủ cho mình và người thận nhanh chóng và hiệu quả nhất.