Bạc hà (Herba Menthae)

0
11241

Bộ phận trên mặt đất, thu hái vào thời kỳ vừa ra hoa, phơi trong râm hoặc sấy nhẹ cho đốn khô cùa cây Bạc hà (.Mentha arvensis L.), họ Bạc hà (Lamiaceae).

Mô tả bạc hà

Thân có thiết diện vuông, nhẹ, xốp, dài khoảng 20 cm đến 40 cm, đường kính khoảng 0,15 cm đến 0,30 cm. Thân chia đốt, khoảng cách giữa các mấu khoảng 3 cm đến 7 cm, màu nâu tím hoặc xanh xám, có nhiều lông hoặc gần như không có lông. Mặt cắt ngang có màu trắng, thân già đôi khi rỗng ở giữa. Lá mọc đối, cuống lá dài từ 0,5 cm đến 1.5 cm, phiến lá hình mũi mác, dài 3 cm đến 7 cm, rộng 1.5 cm đến 3 cm. Đầu lá thuôn nhọn hoặc hơi tù, mép có răng cưa nhọn. Hai mặt lá đều có lông nhiều hay ít. Lá khô dễ vụn nát. Cụm hoa mọc ờ kẽ lá. Dược liệu có mùi thơm dễ chịu, vị cay nhẹ, sau mát.

Vi phẫu bạc hà

Lá: Biểu bì trên và dưới mang lông che chở nhiều hay rất hiếm tùy theo chủng hay thứ, thường tập trung ở gần giữa. Lông che chở đa bào một dãy, thường có từ 2 đến 6 tế bào, bề mặt lấm tấm, có đoạn bị thắt hẹp lại. Lông tiết rất nhiều, có trên cả hai mặt lá, chứa đầy tinh dầu; có hai loại: lông tiết đầu đơn bào, hình bầu dục, chân ngắn; và loại lông tiết đa bào, đầu to tròn có từ 4 đến 8 tế bào chứa tinh dầu, chân một tế bào, thường nằm trong vùng lõm của biểu bì trên và dưới. Hai đám mô dày nằm sát biểu bì trên và dưới ở phần gân chính. Bó libe-gỗ hình cung, nằm giữa phần mô mềm của gân chính. Phía dưới bỏ libe-gỗ có cung mô dày bao bọc cung libe. Phần phiến lá có mô mềm giậu ờ sát biểu bì trên, gồm một hàng tế bào hình chữ nhật xếp sát nhau, bên dưới là mô mềm khuyết.
Thân: Vi phẫu thân có thiết diện vuông với bốn góc lồi nhiều hoặc ít. Biểu bì mang lông che chở và lông tiết như ở lá. Bên dưới biểu bì là mô dày, thường tập trung nhiều ờ bốn góc lồi, mô mềm vỏ thường là mô mềm khuyết. Ờ thân già thường có các đám sợi trụ bì tập trung ở nơi ứng với bốn góc lồi. Mạch gỗ cấp 2, bó gỗ cấp 1 thường tập trung tại bốn góc lồi làm cho cấu tạo thân ở bốn góc khác ở cạnh. Mô mềm tủy có thể hóa mô cứng một phần ở vùng sát với gồ cấp 1.

Bột bạc hà

Bột có màu xanh lục nhạt, mùi thơm mát. Soi kính hiển vi thấy: Màng biểu bì có màng hơi ngoan ngoèo mang lỗ khí kiểu trực bào. Một số chúng có nhiều lông che chở, một số có rất ít. Lông che chở gồm các tế bào dài gần bằng nhau, bề mặt lấm tấm, hay có đoạn thất ở khoảng giữa. Lông tiết có nhiều, chân ngắn, đầu một hoặc nhiều tế bào (thường là hai, bốn, tám tế bào) chứa tinh dầu màu vàng nhạt, chiết quang, thường gặp ở dạng tròn, không thấy chân. Màng mô mềm của lá và thân, mảnh mạch vạch, mạch xoắn; đám sợi, tế bào mô cứng của thân già. Nếu là bột lấy từ cành có hoa thì ngoài các thành phần nêu trên còn có mảnh cánh hoa, đài hoa, chỉ nhị, hạt phấn hoa…

Định tính bạc hà

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).
Bản mỏng: Silica gel G
Dung môi khai triển: Cyclohexan – ethyl acetat – ace ton (8 : 1 : 1).
Dung dịch thử: Lấy khoảng 0,2 ml tinh dầu bạc hà được ở phần Định lượng, hòa trong 1 ml croloform (TT) dùng làm dung dịch thử.
Dung dịch đối chiếu: Dung dịch menthol 0,1 % trong crolofonp (TT).
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng khoảng 10 pl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 12 cm, lấy bản mỏng ra, phun lên bản mỏng dung dịch vanilin 1% trong acid sulfuric (TT). sấy bản mỏng ờ 100 °c đến 105 °c trong khoảng 5 min. Quan sát dưới ánh sáng thường.
Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có hơn 5 vết màu xanh, tím hay xanh tím, trong đó có một vết to nhất và đậm nhất có cùng màu sắc và giá trị R.f với vết menthol của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm của bạc hà

Không quá 13,0 % (Phụ lục 12.13), dùng 10 g dược liệu đã cắt nhỏ.

Tro toàn phần của bạc hà

Không quá 13,0 % (Phụ lục 9.8)

Tỷ lệ vụn nát của bạc hà

Qua rây có kích thước mắt rây 4 mm: Không quá 5,0 %
(Phụ lục 12.12).

Tạp chất bạc hà

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Định lượng bạc hà

Định lượng tinh dầu trong dược liệu (Phụ lục 12.7).
Lấy chính xác khoảng 30 g dược liệu khô đã cắt nhỏ vào bình cầu dung tích 500 ml của bộ dụng cụ định lượng tinh dầu trong dược liệu (tinh dầu nhẹ hơn nước). Thêm 300 ml nước, tiến hành cất trong 3 h với tốc độ 2,5 ml/min đến 3,5 ml/min.
Dược liệu phải chứa ít nhất 1,0 % tinh dầu, tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến bạc hà

Thu hoạch khi cây vừa ra hoa, lúc trời khô ráo, cắt lấy dược liệu, loại bỏ tạp chất, phơi trong bóng râm hoặc sấy nhẹ ở 30 °c đến 40 °c đến khô.

Bào chế bạc hà

Loại bỏ tạp chất, thân già, phun nước cho hơi ẩm, ủ hơi mềm, cắt thành đoạn ngắn, kịp thời phơi khô ở nhiệt độ thấp hoặc có thể vi sao (nhiệt độ thấp hơn 60 ºC).

Bảo quản bạc hà

Để nơi khô, mát; từng thời gian kiêm tra lại hàm lượng
tinh dầu.

Tính vị, quy kinh của bạc hà

Tân lương. Vào các kinh phế, can.

Công năng, chủ trị của bạc hà

Sơ phong thanh nhiệt, thấu chẩn, sơ can giải uất. Chủ trị: Cảm mạo phong nhiệt, đau đầu, đau mắt đỏ; thúc đẩy sởi, đậu mọc; can uất ngực sườn căng tức.

Cách dùng, liều lượng bạc hà

Ngày dùng từ 12 g đến 20 g, dạng thuốc sắc; khi sắc thuốc nên cho Bạc hà vào sau.

Kiêng kỵ bạc hà

Người khí hư huyết táo, mồ hôi nhiều, trẻ em dưới 1 tuổi không nên dùng.

Rate this post

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây