BẠCH GIỚI TỬ

0
5163

Hạt của quả chín đã phơi hay sấy khô của cây Cải trắng (Sinapis alba L.), họ Cải (Brassicaccae)

Mô tả bạch giới tử

Hạt nhỏ hình cầu, đường kính 1,5 mm đến 3 mm, mặt ngoài màu trắng xám hay vàng nhạt, cỏ vân hình mạng rất nhỏ, rốn hạt hình chấm nhỏ rõ. Hạt khô chắc, khi ngâm nước nở to ra. Lớp vỏ cứng mỏng, bóng. Khi cất hạt ra thấy có lá mầm gẩp, màu trắng, có chất dầu, không màu, vị hăng cay.

Vi phẫu bạch giới tử

Vỏ hạt có tế bào chứa chất nhày, hạ bì có 2 lớp tế bào mô dày. Có một hàng tế bào đá xếp đều đặn, thành bên trong dày, thành bên ngoài mỏng. Tế bào mô mềm của lá mầm chứa giọt dầu và hạt aleuron

Bột bạch giới tử

Bột màu vàng. Có các mảnh mô mềm, tá bào vỏ hạt hình đa giác không đều, thành mỏng. Mảnh nội nhũ và lá mầm. Các giọt dầu.

Định tính bạch giới tử

Lấy 1g dược liệu tán nhỏ, thêm 10 ml nước, đun sôi, lọc được dịch lọc A.
A. Lấy 2 ml dịch lọc A, thêm 5 giọt thuốc thử Millon vài phút sẽ có màu đỏ
Điều chế thuốc thử Millon bằng một trong hai cách sau đây:
Cách 1: Hòa tan 10 g thủy ngân (I) nitrat trong 8,5 ml dung dịch acid nitric 32 % (TT) và  pha thêm gấp hai lần thể tích nước, rồi gạn lấy phần nước trong.
Cách 2: Hòa tan 10 g thủy ngân trong 15 ml acid nitric (TT), thêm 30 ml nước và gạn lấy phần nước trong.
B. Lấy 2 ml dịch lọc A, thêm 5 giọt dung dịch natri hydroxyd 10 % (TT), SC có màu vàng nâu.

Độ ẩm bạch giới tử

Không quá 10,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 °c, 4 h).

Tạp chất bạch giới tử

Tỷ lệ hạt non, lép: Không quá 5,0 % (Phụ lục 12.11).

Chất chiết được trong dược liệu của bạch giới tử

Không được ít hơn 12,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.
Tiến hành theo phương pháp ngâm lạnh (Phụ lục 12.10).
Dùng nước làm dung môi.

Chế biến bạch giới tử

Thu hoạch vào cuối mùa hạ, đầu mùa thu, hái quả chín, phơi cho nứt vỏ ngoài, lấy hạt bên trong phơi hoặc sấy khô.

Bào chế bạch giới tử

Bạch giới tử sống: Loại tạp chất, khi dùng giã dập.
Bạch giới tử sao: Lấy bạch giới tử sạch, sao nhỏ lửa tới khi bột có màu vàng sẫm, mùi thơm cay bốc lên thì lấy ra đổ nguội, khi dùng giã dập nát.

Bảo quản bạch giới tử

Để nơi khô, thoáng, trong bao bì kín, tránh sâu, mọt.

Tính vị, quy kinh của bạch giới tử

Tàn, ôn. Vào kinh phế.

Công năng, chủ trị của bạch giới tử

Lý khí trừ đờm, thông kinh lạc chi thống. Chủ trị: Ho suyễn, đau tức ngực do hàn đờm. Khớp xương tê đau do đàm thấp lưu trú, âm thư, thũng độc.

Cách dùng, liều lượng bạch giới tử

Ngày dùng từ 3 g đến 9g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán.
Dùng ngoài với lượng thích hợp để đắp nơi đau, thng độc.

Kiêng kỵ bạch giới tử

Phế hư, ho khan không dùng.

 

Rate this post

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây