Tên khác: Phá cố chỉ, Đậu miêu
Quả chín đã phơi hay sấy khô của cây Bồ cốt chỉ (Psoralea coryiifolia L.), họ Đậu (Fabaceae).
Mô tả
Quả hình thận, hơi dẹt, dài 3 mm đến 5 mm, rộng 2 mm đến 4 mm, dày khoảng 1,5 mm. Mặt ngoài màu đen, nâu đen hoặc nâu xám, có vết nhăn và vân hình mạng lưới nhỏ. Đinh tròn, tù, có núm nhỏ nhô lên; một bên mặt hơi lõm vào, có vết cuống quả ở một đầu. Vỏ quả mỏng, khó tách rời hạt. Hạt có hai lá mầm, cây mầm trắng hay hơi vàng, có chất dầu. Quả cứng chắc, mùi thơm nhẹ, vị hơi đắng.
Vi phẫu
Quả: Vỏ quả có thiết diện cong tròn đều ở mặt trong, mặt ngoài nhấp nhô, lồi lõm. Lớp ngoài cùng là vỏ quả ngoài mang nhiều lông che chở có vết lấm tấm trên bề mặt. Bên dưới biểu bì là nhiều lớp tế bào mô mềm hình chữ nhật nằm ngang, rải rác có các ống tiết chứa giọt tinh dầu màu vàng xanh. Trên một vài lát cắt có thể gặp bỏ libe-gỗ nằm trong vỏ quả giữa.
Hạt: Vỏ hạt gồm một lớp tế bào hình giậu xếp hướng tâm tạo thành vòng liên tục, bên trong là lớp tế bào đặc biệt có dạng hình trụ đứng và loe rộng ở hai đầu, xếp khít nhau ở hai mặt tiếp tuyến, giữa có khoảng gian bào. Kế đến là tế bào mô mềm hình chữ nhật nằm ngang, xếp thành nhiều hoặc ít lớp làm cho vỏ hạt có chỗ dày chỗ mỏng không đều. Trong vùng mô mềm của vỏ hạt có thể cặp bó libe – gỗ bị cắt ngang hay cắt dọc. Hai lá mầm xếp khít nhau tạo thành tổng thể hình bầu dục, có thể tách rời ở giữa. Ở vùng tiếp giáp giữa hai lá mầm, tế bào mô mềm có dạng hình giậu xếp thành 3 đến 5 lớp, kế đến là tế bào mô mềm có dạng hình đa giác. Trong vùng giữa của mỗi lá mầm có thể có bó libe-gỗ mới thành lập, phân hóa gỗ và libe chưa rõ ràng.
Bột
Bột có màu nâu đen, mùi thơm, vị hơi đắng. Nhiều lông che chở bề mặt lấm tấm; mảnh mô mềm; mảnh vỏ hạt gồm các tế bào hình chữ nhật xếp khít nhau như hàng rào; mảnh mạch vạch, mạch xoắn nhò và hiếm gặp; giọt dầu béo.
Xem thêm: Mẫu Lệ – Dược Điển Việt Nam V
Định tính
Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).
Bản mỏng: Silica gel G
Dung môi khai triển: Ether dầu hỏa (60 °C đến 90 °C) – ethyl acetưt – methanol (20 : 15 : 1).
Dung dịch thử: Ngâm 0,5 g bột dược liệu trong 10 ml cloroform (TT) khoảng 1 h, lọc. Bốc hơi dịch lọc trên cách thủy đến cắn khô. Hòa tan cắn trong 1 ml doroform (TT). Dung dịch đối chiếu: Hòa tan hỗn hợp hai chất psoralen chuẩn và isopsoralen chuẩn trong cloroform (TT) để được dung dịch có chứa mỗi chất 0,5 mg/ml. Nếu không có hai chất đổi chiếu trên thì có thề dùng 0,5 g bột Bổ cốt chỉ (mẫu chuẩn), chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng khoảng 10 μl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 10 cm đến 12 cm, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng. Quan sát các vết dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366 nm. sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
Xem thêm: Mẫu Đơn Bì (Vỏ rễ) – Dược Điển Việt Nam V
Độ ẩm
Không quá 10,0 % (Phụ lục 12.13).
Tro toàn phần
Không quá 8,0 % (Phụ lục 9.8).
Tro không tan trong acid
Không quá 2,0 % (Phụ lục 9.7).
Tạp chất
Quả lép không quá 3,0 % (Phụ lục 12.11).
Chế biến
Thu hoạch vào mùa thu, hái lấy cụm quả đã chín, phơi khô, tách lấy quả, loại bỏ cuống và tạp chất, phơi hoặc sấy khô lại.
Bào chế
Bổ cốt chỉ sống: Loại bỏ tạp chất.
Diêm Bổ cốt chỉ (chế muối): Lấy Bổ cốt chỉ sạch trộn đều với nước muối 20 % ủ cho thấm đều hết nước muối, cho vào chảo, sao nhỏ lửa đến khi khô phồng lên, lấy ra để nguội. Dùng 2 kg muối cho 100 kg Bổ cốt chỉ.
Bảo quản
Để nơi khô, thoáng mát.
Tính vị, quy kinh
Tân, khổ, ôn. Vào kinh thận, tỳ và tâm bào.
Công năng, chủ trị
Bổ mệnh môn hỏa, chỉ tả.
Chủ trị: Liệt dương, di tinh, đái dầm, niệu tân, thắt lưng đầu gối đau có cảm giác lạnh, ngũ canh tả. Dùng ngoài trị bạch biến, hói trán.
Cách dùng, liều lượng
Ngày dùng từ 6 g đến 9 g, dạng thuốc sắc.
Dùng ngoài: Dạng cồn thuốc 20% đến 30%, bôi chỗ đau.
Kiêng kỵ
Âm hư hỏa động, tiểu tiện ra máu, đại tiện táo bón, viêm đường tiết niệu không nên dùng.