banner-top
DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM 5 TẬP 1DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM 5 TẬP 2DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM BẢN BỔ SUNG

Cà Độc Dược (Hoa) (Flos Daturae metelis) – Dược Điển Việt Nam 5

Nếu nội dung bài viết chưa chính xác, vui lòng thông báo cho chúng tôi tại đây
Cà độc dược Hoa

Hoa phơi hay sấy khô của cây Cà độc dược {Datura metel L.), họ Cà (Solanaceae).

Mô tả

Hoa khô thường nhàu nát, hình dải. Hoa chưa nở dài  3 cm đến 5 cm, hoa đã  nở dài 7 cm đến 12 cm. Đài hình ống, dài bằng 2/5 tràng hoa; màu lục xám hoặc màu vàng xám, đỉnh có 5 thùy với 5 gân ở đáy; bề mặt hơi có lông  mịn; tràng hình loa kèn, màu vàng nhạt hoặc màu vàng nâu, đỉnh có 5 thùy, nhọn, ngắn, có 3 gân dọc rõ ở dưới đỉnh; giữa hai thùy có chỗ hơi lõm; nhị 5, chỉ nhị dính liền vào ống tràng, dài bằng 3/4 tràng; vòi nhuỵ hình gậy. Mẫu hoa sấy khô, chất mềm dẻo; mẫu hoa phơi khô, giòn, mùi  nhẹ; vị hơi đắng.

Bột

Bột màu vàng nhạt, vị hơi đắng. Hạt phấn gần hình cầu hoặc hình bầu dục dài, đường kính 39 μm đến  42 μm, có cấu tạo 3 lỗ rãnh, bể mặt có đường gân nhỏ phân nhánh, tạo thành hình mạng lưới ở hai cực. Lông che chở của đài có 1 đến 3 tế bào, thành tế bào sần sùi. Mỗi lông tiết có 1 đến 5 tế bào ở đầu và 1 đến 5 tế bào ở chân. Các lông che chở ở mép cánh hoa có 1 đến 10 tế bào, thành tế bào hơi sần sùi. Lông che chở ở gốc chỉ nhị dày, có 1 đến 5  tế bào, đường kính chân lông đạt tới 128 μm, đỉnh tròn tù. Trong các tế bào tràng và đài hoa có tinh thể calci oxalat dạng cát, lăng trụ và cụm calci oxalat.

Xem thêm: Mâm Xôi (Quả) – Dược Điển Việt Nam 5

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Hệ dung môi khai triển: Ethyl acetat – methanol – ammoniac đậm đặc (17:2:1).

Dung dịch thử: Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 1 ml amoniac đậm đặc (TT), trộn kỹ, thêm 25 ml cloroform (TT) khuấy  kỹ, để lắng qua đêm, lọc, bốc hơi dịch lọc đến khô. Hòa tan cặn trong 1 ml chloroform (TT), được đung dịch thử.

Dung dịch chất đối chiếu: Hòa tan atropin sulfat chuẩn và scopolamin hydrobromid chuẩn trong methanol để được dung dịch có chứa mỗi chất 4 mg/ml.

Dung dịch dược liệu đối chiếu: Nếu không có 2 chất chuẩn trên, dùng 1 g bột hoa Cà độc dược (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như mô tả ở phẩn Dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 μl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký xong, lấy bản mỏng ra,  phơi khô ngoài không khí, phun thuốc thử Dragendorff (TT). Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vệt có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết atropin và scopolamin của dung dịch chất đối chiếu. Hoặc trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch dược liệu đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 85 °C, 4 h).

Xem thêm: Măng cụt (vỏ quả) – Dược Điển Việt Nam 5

Tro toàn phần

Không quá 9,0 % (Phụ lục 9.8).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Định lượng

Cân chính xác khoảng 10 g bột mịn dược liệu, đã được sấy khô 4 h ở 60 °C; làm ẩm bằng hỗn hợp ethanol- amoniac đậm đặc – ether (5:4:10), để yên 12 h, cho vào bình  Soxhlet chiết bằng ether (TT), trên cách thủy đến khi chiết hết alcaloid (Phụ lục 12.3, dùng thuốc thử Dragendorff). Bốc hơi dịch chiết trên cách thủy cho bay gần hết ether, thêm 25 ml dung dịch acid sulfuric 0,5 N (TT), tiếp tục bốc hơi cho đến hết ether. Để yên dung dịch đến khi còn hơi ấm, lọc qua bông, chuyển dịch lọc vào bình gạn. Mặt khác, rửa bã cặn dược liệu bằng 5 ml dung dịch acid sulfuric 0,5 N (TT) và 2 lần với nước, mồi lần 5 ml. Gộp các nước rửa với dung dịch acid trong bình gạn, chiết với 10 ml, 5 ml, 5 ml chloroform (TT), đến khi cloroform không còn có màu. Gộp các dung dịch clorofom và chiết bằng 10 ml dung dịch acid sulfuric 0,1 N (TT), gạn bỏ lớp cloroform, gộp các dịch chiết acid sulfuric lại, trung hòa bằng amoniac đậm đặc (TT) và thêm 2 ml amoniơc đậm đặc (TT). Chiết ngay với 20 ml, 15 ml, 15 mh 10 ml, 5 ml cloroform (TT) đến khi chiết được hết alcaloid. Lọc các dung dịch  cloroform trên cùng một phễu lọc có natri sunphat khan (TT). Rửa tiếp phễu lọc hai lần, mỗi lần với 4 ml clorọform (TT). Gộp các dịch chiết cloroform và dịch rửa, bốc hơi dung môi trên cách thủy. Thêm 3 ml ethanol trung tính (TT) để hòa tan cặn, bốc hơi đến khô và tiếp tục đun nóng trong 15 min. Đun nhẹ để hòa tan cặn trong 2 ml cloroform (TT) cho thêm chính xác 20 ml dung dịch chuẩn độ dung dich acid sulfuric 0,02 N (CĐ), đun cách thủy cho bốc hơi hết cloroform; để nguội ờ nhiệt độ phòng, thêm 2 giọt đến 3 giọt dung dịch đỏ methyl (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,02 N (CĐ) đến khi xuất hiện màu vàng.

1 ml dung dịch acid sulfuric 0,02 N (CĐ) tương đương với  6,068 mg C17H21NO4.

Hàm lượng alcaloid trong dược liệu không được dưới 0,30 %, tính theo scopolamin (C17H21NO4), tính trẽn dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Từ tháng 4 đến tháng 11, thu hái hoa lúc bát đầu nở, phơi hoặc sẩy khô ở nhiệt độ thấp.

Bảo quản

Để nơi khô, tránh mốc, mọt.

Tính vị, quy kinh

Tân, ôn, có độc. Vào các kinh phế, can.

Công năng, chủ trị

Bình suyễn, chỉ khái, giải co cứng, chỉ thống.

Chủ trị: Ho suỵễn khò khè, thượng vị đau có cảm giác lạnh, phong thấp tê đau, trẻ em co giật mạn tính.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 0,3 g đến 0,6 g, dạng thuốc hoàn. Có thể dùng dưới dạng thuốc hút (dược liệu thái nhỏ cuộn thành điếu thuốc hút, chia liều để dùng, mỗi ngày không được dùng quá 1,5 g dược liệu).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *