Công thức tính chỉ số BMI
Chỉ số BMI được áp dụng rộng rãi để kiểm tra tình hình sức khỏe, cân nặng của mọi người. Chỉ số BMI không thể giúp chúng ta tính chuẩn xác chỉ số mỡ thừa của cơ thể nhưng dựa vào đó, mỗi người có thể điều chỉnh, thay đổi lối sống, chế độ ăn uống để có một cơ thể khỏe mạnh hơn.
I. Chỉ số BMI là gì?
Chỉ số BMI là viết tắt của Body Mass Index, tức là chỉ số khối lượng cơ thể.
Chỉ số này được đưa ra vào năm 1982, bởi nhà khoa học Bỉ Adolphe Quetelet. Dựa vào bảng chỉ số BMI chuẩn, ta có thể xác định được thể trạng bản thân như thế nào: gầy, bình thường hay béo.
II. Công thức tính chỉ số BMI
Chỉ số BMI của nam và nữ đều tính được theo một công thức. Hướng dẫn cách tính chỉ số BMI như sau:
BMI = Cân nặng / Chiều cao2
Đơn vị tính: kg/m2. Tức là cân nặng (trọng lượng cơ thể) tính bằng kg, chiều cao tính bằng mét.
Dựa vào chỉ số BMI, một người có thể biết mức độ gầy – béo của bản thân thông qua các thang phân loại.
Có 2 loại thang phân loại, cho người châu Âu do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra và thang phân loại được áp dụng cho người châu Á của Hiệp hội đái đường các nước châu Á (IDI & WPRO). Hướng dẫn đối chiếu chỉ số BMI với thể trạng của bản thân như sau:
Cách đánh giá thể trọng dựa vào chỉ số BMI
Chỉ số BMI người Việt Nam lý tưởng được tính theo tiêu chuẩn người châu Á. Theo đó, dưới 18,5 là thiếu cân, chỉ số BMI bình thường vào khoảng 18,5 đến 22,9 và trên 23 sẽ được tính là thừa cân.
III. Cân nặng – chiều cao chuẩn cho mọi người
Dựa vào chỉ số BMI, mọi người có thể thiết lập được cân nặng và chiều cao chuẩn, mang đến một cơ thể lý tưởng và khỏe mạnh.
1. Cân nặng – chiều cao chuẩn ở nữ dựa theo chỉ số BMI
BMI chuẩn theo cân nặng cho nữ giới
Dựa theo bảng trêm ta có thể thấy:
Ví dụ, một cô gái cao 170cm, nặng 50 kg nghĩa là cô gái này cân nặng thấp, cần có kế hoạch ăn uống hợp lý và đảm bảo dinh dưỡng. Đối chiếu bảng trên, cần tăng thêm ít nhất 5kg nữa để có chỉ số BMI đạt chuẩn.
3.2 Cân nặng – chiều cao chuẩn ở nam dựa theo chỉ số BMI
Các chuyên gia cũng đã thiết lập cân nặng chiều cao chuẩn cho nam như sau:
BMI theo cân nặng cho nam giới
Nhìn vào bảng trên, chúng ta nhận thấy sự tương quan giữa chiều cao và cân nặng chuẩn cho nam. Tức là một chàng trai cao 175cm thì cân nặng lý tưởng trong khoảng 65 – 80 kg.
VI. Tính BMI có tác dụng gì?
Chỉ số BMI có vai trò quan trọng, nó là một con số đáng tin cậy giúp xác định tình trạng cân nặng của bản thân trong tương quan với chiều cao. Nhờ vào bảng phân loại, bạn có thể biết được mình đang thiếu cân, bình thường hay thừa cân.
Tuy nhiên có thể nhận thấy nhược điểm của phương pháp tính này là chỉ số BMI không giúp chúng ta tính được lượng chất béo có trong cơ thể.
Khoa học đã chứng minh, chỉ số BMI và lượng mỡ trong cơ thể có liên quan với nhau, nhưng không tính được chính xác bạn có bao nhiêu mỡ thừa do nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như độ tuổi, giới tính, chế độ ăn uống, tập luyện,… Ví dụ như phụ nữ thường có nhiều mỡ thừa hơn nam giới, người già cũng có nhiều mỡ trong cơ thể hơn người trẻ. Người tập luyện thể thao thì lượng mỡ thừa cũng giảm hoặc rất ít.
V. Chỉ số BMI cao cảnh báo điều gì?
Chỉ số BMI quá cao có nghĩa là bạn đang gặp phải tình trạng thừa cân, béo phì. Điều này gây không chỉ gây ảnh hưởng đến ngoại hình, khiến cơ thể mất cân đối, kém linh hoạt so với người bình thường còn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, có nguy cơ cao mắc các bệnh như:
– Rối loạn lipid máu, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch,…
– Gout, viêm khớp, thoái hóa khớp, tổn thương sụn khớp,…
– Tiểu đường.
– Gan nhiễm mỡ, xơ gan, sỏi mật,…
– Vô sinh.
Theo thống kê, mỗi năm có khoảng 3,4 triệu người tử vong do tình trạng thừa cân béo phì. Cần phải ăn uống hợp lý và rèn luyện thường xuyên để có chỉ số BMI như mong muốn. Có thể nói tính chỉ số BMI là một công cụ vô cùng hữu ích và quan trọng để mọi người quan tâm hơn đến vấn đề sức khỏe, giảm thiểu tình trạng thừa cân, béo phì, đặc biệt là trên đối tượng trẻ em hiện nay.
VI. Chỉ số BMI cho trẻ em
Cách tính BMI ở trẻ em cũng thực hiện giống như người lớn, tính được theo chiều cao và cân nặng. Tuy nhiên, do trẻ đang phát triển (đặc biệt là độ tuổi thanh thiếu niên), cách đánh giá không đơn giản như người lớn. Cần so sánh chỉ số BMI với một biểu đồ theo tuổi và giới tính mới đưa ra được kết quả chuẩn xác về tình trạng cơ thể của trẻ.
Chỉ số BMI cho trẻ em
– Chỉ số BMI tốt nhất đối với trẻ em là trong khoảng 5% – 85%.
– Chỉ số BMI dưới 5%: Trẻ bị thiếu cân, dễ gây hạ huyết áp, loãng xương… do cơ thể không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, Vitamin, khoáng chất thiết yếu để tạo xương, suy yếu hệ miễn dịch.
– Chỉ số BMI trên 95%: Trẻ thuộc dạng thừa cân. Thường bị rối loạn lipid máu, các bệnh lý tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao.
Nếu mỡ tích tụ ở cơ hoành, phổi sẽ giảm chức năng hô hấp, gây khó thở, dẫn đến nguy cơ ngưng thở khi ngủ, khiến não thiếu oxy, gây ra hội chứng Pickwick.
Các bệnh về đường tiêu hóa như: Sỏi mật, ung thư đường mật, gan nhiễm mỡ, ruột nhiễm mỡ,… cũng tăng nguy cơ xảy ra.
VII. Cần làm gì để có chỉ số BMI lý tưởng?
Nếu chỉ số BMI của bạn không nằm trong vùng bình thường, nghĩa là bạn cần thay đổi lối sống, xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp để có được chỉ số lý tưởng. Đây là quá trình lâu dài, cần kiên trì rèn luyện mới đạt được hiệu quả như mong muốn. Dưới đây là một số phương pháp điều chỉnh chỉ số BMI, bạn có thể tham khảo:
– Thiết lập chế độ ăn uống hợp lý:
+ Nếu chỉ số BMI cao, cần giảm các chất chứa nhiều calo như bánh kẹo, đồ ngọt,… Còn nếu chỉ số BMI đang thấp, cần bổ sung dinh dưỡng hợp lý để đạt chỉ số lý tưởng.
+ Nguyên tắc: Năng lượng nạp vào ít hơn năng lượng tiêu hao, ăn nhiều chất xơ từ rau, củ, bổ sung thêm chất đạm từ thịt bò, hay ức gà.
– Tập thể dục:
+ Một nghiên cứu cho thấy, những người giảm cân hiệu quả và đạt chỉ số BMI lý tưởng thường thực hiện các bài tập luyện thể thao từ 30 – 90 ph/ngày.
+ Tập thể dục cũng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch như đột quỵ, xơ vữa động mạch,…
– Sử dụng thuốc giảm cân: Thuốc giảm cân giúp tăng cường chuyển hóa, ngăn cản sự hấp thu chất béo vào cơ thể, đồng thời làm giảm cảm giác thèm ăn. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc phải kết hợp với chế độ tập luyện và ăn uống hợp lý, đồng thời không được lạm dụng gây hại nhiều hơn lợi.
Quá gầy hay quá béo đều gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Do đó, chúng ta cần tìm hiểu và thường xuyên theo dõi chỉ số BMI để có biện pháp điều chỉnh hợp lý, bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình. Có lẽ không đưa ra được kết luận chuẩn xác về tình trạng cơ thể bạn nhưng đây cũng là một trong những thước đo đơn giản giúp bạn kiểm soát sức khỏe hiệu quả.