Quả chín đã phơi hay sấy khô của cây Cần tây (Apium graveolens I,.), họ Hoa tán (Apiaceae).
Mô tả
Quả nhỏ, màu nâu, hình cầu, dài khoảng 1 mm đến 1,5 mm, rộng khoảng 0,5 mm đến 1 mm, có 6 cánh, mép ngoài mỗi cánh màu vàng nhạt. Thường bị tách làm 2 nửa, hình bầu dục hoặc hình thận. Mùi thơm đặc trưng, vị đắng, hơi cay.
Bột
Bột màu nâu, mùi thơm, vị đắng, hơi cay. Soi dưới kính hiển vi thấy: Mảnh biểu bì gồm những tế bào ngoằn ngoèo thành mỏng. Mảnh mô mềm gồm những tế bào tròn, thành mỏng. Mảnh nội nhũ gồm các tế bào hình chữ nhật, thành dày bên trong chứa nội nhũ. Mảnh vỏ quả gồm các tế bào dài thành mỏng. Sợi dài đứng riêng lẻ. Các mảnh mạch thường là mạch điểm. Hạt tinh bột tròn, rốn hạt hình sao rõ, có đường kính 12 µm đến 15 µm, nằm rải rác.
Xem thêm: Cơm cháy (Hoa) – Dược Điển Việt Nam 5
Định tính
A. Cân khoảng 10 g bột dược liệu cho vào bình nón, thêm 30 ml ethanol 90 % (TT), đun sôi trong cách thủy 10 min, lọc nóng. Dùng dịch lọc làm các phản ứng sau:
Lấy 1 ml dịch lọc, thêm một ít bột magnesi (TT). Nhỏ từ từ 3 – 5 giọt acid hydrocloric (TT). Để yên vài phút, dung dịch phải chuyển từ màu vàng sang màu đỏ.
Nhỏ 2 – 3 giọt dịch lọc lên một tờ giấy lọc. Hơ khô rồi để lên miệng lọ amoniac (TT) vừa mở nắp đậy, màu vàng của vết dịch chiết phải đậm lên.
Cho vào hai ống nghiệm, mỗi ống 1 ml dịch lọc. Ống 1: Thêm 0,5 ml dung dịch natri hydroxyd 10 % (TT). Ống 2: giữ nguyên. Đun cả hai ống đến sôi, để nguội, thấy ống 1 xuất hiện tủa vàng, ống 2 trong. Thêm vào mỗi ống 2 ml nước cất. Lắc đều, ống 1 phải trong suốt, ống 2 phải có tủa đục. Acid hóa ống 1 bằng vài giọt acid hydrocloric (TT), ống 1 trở lại tủa đục như ống 2.
B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).
Bản mỏng: Silica gel F254
Dung môi khai triển: Toluen – ethyl acetat – acid fomic –
methanol (4 : 4 : 0,5 : 1).
Dung dịch thử: Lấy 5 g bột thô dược liệu cho vào bình Soxhlet, thêm 100 ml ether dầu hỏa (40°C đến 60°C.) (TT), chiết trong 2 h, lấy bã dược liệu để bay hết hơi ether, chiết tiếp như trên bằng 100 ml methanol (TT) trong 6 h. Lấy 20 ml dịch chiết methanol, cất thu hồi dung môi đến còn khoảng 2 ml, dùng làm dung dịch chấm sắc ký.
Dung dịch chất đối chiếu: Hòa tan apigenin chuẩn trong methanol (TT) để thu được dung dịch có nồng độ 0,1 mg/ml.
Dung dịch dược liệu đối chiếu: Nếu không có apigenin chuẩn thì dùng 5 g bột quả cần tây (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 12 cm đến 15 cm, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm sau đó phun dung dịch 2-aminoethyldiphenylborinat 1 % trong methanol. Sấy bản mỏng ở 105°C khoảng 2 min, phun tiếp dung dịch polyethylen glycol 400 (dung dịch PEG 400) 5 % trong methanol, sấy bản mỏng ở 105°C trong 5 min. Quan sát bản mỏng dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết có cùng giá trị Rf (khoảng 0,53) và màu sắc tương đương với vết của apigenin chuẩn trên sắc ký đồ của dung dịch chất đối chiếu hoặc trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch dược liệu đối chiếu.
Độ ẩm
Không được quá 12,0 % (Phụ lục 12.13).
Tro toàn phần
Không được quá 15,0 % (Phụ lục 9.8),
Tạp chất
Không được quá 5 % (Phụ lục 12.11).
Tỷ lệ vụn nát
Không được quá 6 % (Phụ lục 12.12, dùng rây số 500).
Chất chiết được trong dược liệu
Không được nhỏ hơn 7,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.
Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10) dùng ethanol (TT) làm dung môi.
Chế biến
Quả cần tây thu hái vào tháng 11 hàng năm, đem phơi hoặc sấy khô.
Bảo quản
Để nơi khô ráo, thoáng mát.
Công năng, chủ trị
Trị hen suyễn, khó thở, viêm phế quản, viêm màng phổi, trướng bụng, đầy hơi, tiêu hóa kém.
Cách dùng, liều lượng
Ngày dùng 5 g đến 9 g. Dạng thuốc hãm, sấc.