Cốt toái bổ (thân rễ)

0
7553

Rhizoma Drynariae

Thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây cốt toái bổ còn gọi là Tắc kè đá [Drynaria fortunei (Kunze ex Mett.) J.Sm., hoặc Drynaria bonii H. Christ], họ Dương xỉ (Polypodiaceae).

Mô tả

Với loài Drynaria fortunei, dược liệu là đoạn thân rễ dẹt, cong queo, phần nhiều phân nhánh, dài 5 cm đến 15 cm, rộng 1 cm đến 2 cm, dày khoảng 3 mm, phủ dày đặc lông dạng vảy màu nâu đến nâu tối. Đốt hết lông, dược liệu màu nâu tối. Mặt trên và hai bên thân có các vết sẹo tròn của gôc lá lôi hoặc lõm, ít khi còn rễ hình sợi. Chất cứng, mặt cắt ngang có màu nâu, có những đốm vàng xếp thành một vòng. Vị nhạt và hơi se.

Với loài Drynaria bonii, đoạn thân rễ tương đối thẳng, ít phân nhánh, dài 5 cm đến 17 cm, rộng 0,6 cm đến 1 cm. Lông dạng vẩy màu vàng nâu dễ rụng, để lộ thân rễ màu vàng nâu hoặc nâu nhạt. Chất dai. Mặt cắt màu vàng.

Vi phẫu (D. fortunei)

Biểu bì có 1 đến 2 hàng tế bào, có phủ một lớp cutin, màu vàng nâu. Mô mềm gồm những tế bào hình tròn hay bầu dục tương đối đều đặn, có màng nhăn nheo lượn sóng. Nhiều trụ giữa, nằm rải rác trong mô mềm. Mỗi trụ giữa gồm có trụ bì bao bọc, bên trong là libe và gỗ.

Bột (D. fortunei)

Màu nâu, dưới ánh sáng tử ngoại 366 nm có ánh hơi vàng nâu. Soi kính hiển vi thấy: Những mảnh biểu bì vàng sẫm, mảnh mô mềm mỏng hơn, gồm những tế bào hình đa giác không đều. Mạch gỗ hình thang, tương đối ít. Rải rác có các hạt tinh bột nhỏ hình đĩa hoặc hình trứng

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Cyclohexan – ethyl acetat – acid formic (8,5 : 1,5 : 0,5).

Dung dịch thử: Lấy 0,5 g bột dược liệu, thêm 20 ml methanol (TT), siêu âm 3 lần, mỗi lần 15 min ở 40 °c. Lọc. bốc hơi dịch lọc trên cách thủy tới khô, hòa tan cắn trong 1 ml methanol (TT), được dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Lấy 0,5 g bột cốt toái bổ (mẫu chuẩn), chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 4 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký xong, lấy bản mỏng ra, để khô ờ nhiệt độ phòng. Phun dung dịch vanilin 2 % trong acid sulfuric (TT). Quan sát bản mỏng dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366 nm. sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết phát quang cùng màu và cùng giá trị Rf với vết phát quang trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 °c, 5 h).

Tạp chất (Phụ lục 12.11)

Tạp chất khác: Không quá 1,0 %.

Tỷ lệ thân rễ non: Không quá 10,0 %.

Tro toàn phần

Không quá 8,0 % (Phụ lục 9.8).

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 20,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dùng nước làm dung môi-

Chế biến

Thu hoạch quanh năm, lấy thân rễ, bỏ tạp chất, cắt bỏ rễ con và phần lá còn sót lại, rửa sạch, chọn lấy các thân rễ to đạt yêu cầu, cắt thành từng mảnh, từng đoạn theo kích thước quy định rồi phơi hoặc sấy khô, có thể đốt nhẹ cho cháy lông.

Bào chế

Rửa sạch dược liệu khô, cạo sạch lông, thái mỏng phơi khô. Có khi tẩm mật hoặc tẩm rượu sao qua. Có thể lấy cát sao khô rồi cho cốt toái bổ đã làm sạch vào, sao đến khi có màu vàng xám, phồng lên, lấy ra, loại bỏ cát, để nguội đập cho sạch lông,

Bảo quản

Để nơi khô, mát, tránh mốc mọt.

Tính vị, quy kinh

Khổ, ôn. Vào kinh can, thận.

Công năng, chủ trị

Bổ thận, làm liền xương, chi thống. Chủ trị: Thận hư, thắt lưng đau, tai ù, tai điếc, răng lung lay, đau do sang chấn, bong gân, gãy xương. Còn dùng ngoài điều trị hói, lang ben.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 6 g đến 12 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các loại thuốc khác. Dùng ngoài, lượng thích hợp.

Kiêng kỵ

Âm hư, huyết hư không có huyết ứ không nên dùng.

Rate this post

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây