CÁT SÂM (Rễ)

0
5852

Radix Millettiae speciosae – Sâm nam, Sâm gỗ, Son liên ngầu

Rễ củ đã phơi hay sấy khô của cây Cát sâm (MiUettia speciosa Champ.), họ Đậu (Fabaceae).

Mô tả cát sâm

Rễ củ hình trụ đều hay hai đầu thuôn nhỏ, được cắt thành đoạn dài 5 cm đến 15 cm, đường kính 1 cm đến 4 cm, có khi bổ dọc thành từng miếng. Mặt ngoài màu vàng nhạt đến vàng nâu, có nhiều vết nhăn dọc và rãnh ngang. Mặt cắt ngang màu trắng ngà, nhiều bột, có những tia ruột như hình nan hoa bánh xe.

Vi phẫu cát sâm

Lớp bần gồm 4 đến 8 hàng tế bào hình chữ nhật nằm ngang đều đặn. Tầng phát sinh ngoài có một hàng tế bào. Mô cứng gồm 3 đến 4 hàng tế bào thành dày, có chứa linh thể calci oxalat hình thoi. Mô mềm vỏ gồm những tế bào thành mỏng hình đa giác. Trong mô mềm vỏ có sợi hợp thành từng bó. Libe gồm những tế bào nhỏ đều đặn. Trong libe cũng có bó sợi rải rác. Tầng phát sinh libe-gỗ có một hàng tế bào. Mạch gỗ to, tròn. Xung quanh mạch gỗcó những hàng tế bào mô mềm gỗ vuông văn xếp đều đặn. Tia ruột có 3 đến 4 hàng tế bào hình chữ nhật xếp theo hướng xuyên tâm. Mô mềm ruột gồm những tế bào hình đa giác.

Bột cát sâm

Bột màu vàng nhạt. Soi kính hiển vi thấy: Nhiều sợi dài có thành dày. Tinh thể calci oxalat hình thoi, mảnh mô mềm chứa tinh bột, mảnh mạch điểm. Đám tế bào mô cứng màu vàng. Hạt tinh bột hình tròn, hình chuông, hình trứng, có hạt kép đôi, kép ba, rốn hình điểm hay hình chữ V.

Định tính cát sâm

  1. Dưới ánh súng tử ngoại, bột dược liệu có màu trắng sáng.
  2. Lấy 5 g bột dược liệu, thêm 10 ml ethanol 90 % (TT), đun cách thủy trong 15 min. Lọc lấy dịch lọc để làm các phản ứng sau:

Cho 5 ml dịch chiết vào ống nghiệm, bịt miệng ống, lắc trong 15 s. Cột bọt bền ít nhất trong vòng 10 min. Lấy 1 ml dịch chiết vào ống nghiệm sạch, cô cạn, hòa tan cắn bằng 1 ml anhydrid acetic (TT), thêm từ từ theo thành ống 1ml acid sulfuric (TT). Xuất hiện vòng đỏ đậm giữa 2 lớp dung dịch thử.

Độ ẩm cát sâm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 °c, 5 h).

Tạp chất cát sâm

(Phụ lục 12.11)

Tỷ lệ xơ, gỗ không quá 1,0 %.

Tạp chất khác không quá 0,5 %.

Chế biến cát sâm

Đào lấy rễ củ ở cây trồng được một năm, rửa sạch. Loại nhỏ để nguyên, loại to bổ dọc, phơi hay sấy khô, rễ củ bên ngoài vỏ màu vàng, bên trong trắng có ít xơ, nhiều bột là tốt.

Bào chế cát sâm

Lấy Cát sâm sạch, khi dùng thái mỏng, để sống hoặc tẩm nước gừng hay mật sao vàng.

Bảo quản cát sâm

Để nơi khô, tránh ẩm, mốc, mọt, dùng đến đâu bào chế đến đó.

Tính vị, quy kinh của cát sâm

Cam, bình. Vào các kinh phế, tỳ.

Công năng, chủ trị cát sâm

Sinh tân dịch, chì khát, nhuận phế, lợi tiểu. Chủ trị: Tân dịch hao tổn, háo khát, ho do phế nhiệt, đái buốt rắt. Sao vàng: Bổ tỷ, ích khí, tiêu đờm. Tẩm gừng ích tỳ, tâm mật bồi dưỡng cơ thế. Chủ trị: Cơ thể suy yếu, nhức đầu, khát nước, sốt về chiều, bí tiểu tiện.

Cách dùng, liều lượng cát sâm

Ngày dùng từ 16 g đến 20 g, dạng thuốc sắc.

Kiêng kỵ cát sâm

Không dùng chung với Lê lô; đang nôn mửa, ỉa chảy do lạnh, không phải âm hư, phổi rảo, không nên dùng.

Rate this post

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây