CAU (Hạt)

0
6297

Semen Arecae catechi – Binh lang

Hạt đã phơi hay sấy khô lấy từ quả chín của cây Cau (Areca catechu L.), họ Cau (Arecaceae).

Mô tả cau (hạt)

Khối cứng, hình trắng hoặc hình cầu dẹt, cao khoảng 1,5 cm đến 3,5 cm; đường kính khoảng  1,5 cm đến 3,5 cm. Đáy phẳng, ở giữa lõm, đôi khi có một cụm xơ (cuống noãn). Mặt ngoài  màu nâu vàng nhạt hoặc màu nâu đỏ nhạt với những nếp nhăn hình mạng lưới, cắt ngang thấy vỏ hạt ăn sâu vào nội nhũ tạo thành những nếp màu nâu xen kẽ với màu trắng nhạt. Phôi nhỏ nằm ở đáy hạt. Vị chát và hơi đắng.

Vi phẫu cau (hạt)

Lớp ngoài của vỏ hạt gồm nhiều hàng tế bào đá dẹt, hình thon dài, xếp tiếp tuyến, chứa chất màu nâu đỏ; tế bào đá có hình dạng và kích thước khác nhau, thường có những  khoảng gian bào. Lớp trong gồm nhiều lớp tế bào mô mềm, chứa chất màu nâu đỏ, rải rác có ít bó libe-gỗ. Ngoại nhũ hẹp và thường ẩn sâu vào nội nhũ tạo thành mô xâm nhập. Tế bào nội nhũ, hình nhiều cạnh, lỗ to đặc biệt trên thành tế bào.

Bột cau (hạt)

Bột màu nâu đỏ, vị chát, soi  kính hiển vi thấy: Tế bào đá của vò hạt hình bầu dục, dài, thành hơi dày. Mành nội nhũ với những tế bào thành dày, có lỗ đặc sắc. Hạt alơron 5 μm đến 40 pm. Mảnh mạch.

Định tính cau (hạt)

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng:  Silica  gel G.

Dung môi khai triển:  Cloroform  –  methanol –  amoniac ( 9 :1 :0,2 )

Dung dịch thử: Lấy 8 g bột thô dược liệu, thêm 50 ml cloroform (TT), lắc đều, thêm tiếp 4 ml amoniac(TT), lắ siêu âm 10 min. Lọc lấy dịch chiết cloroform. Rửa cắn với 10 ml cloroform (TT). Gộp dịch rửa với dịch chiết cloroform, chuyển vào bình gạn, thêm 5 ml dung dịch acid hydrocloric 10 % (TT) và 20 ml nước, lắc kỹ. Gạn bỏ lớp cloroform. Rửa lóp nước bằng 10 ml cloroform (TT), gạn bỏ lớp cloroform. Kiềm hóa lớp nước bằng amoniac (TT) đến pH 9 đến 11 (thử bằng giấy quỳ) rồi lắc với coroform (TT) hai lần, mỗi lân 10 ml. Gộp các dịch chiết cloroform, bốc hơi trên cách thủy đến khô. Hòa tan cắn trong 1 ml ethanol 96% (TT) làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Lấy 8 g bột thô hạt Cau (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 15 μl mỗi dung dịch trên, triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 12 cm đến 13 cm, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phun dung dịch thuốc thử Dragendorff(TT). Quan sát dưới ánh sáng thường. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu và giá trị Rf với các vết của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm cau (hạt)

Không quá 10,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 100 °C đến 105 °C, 5 h).

Tro toàn phần cau (hạt)

Không quá 2,5 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trong acid cau (hạt)

Không quá 1,0 % (Phụ lục 9.7). Tạp chất (Phụ lục 12.11)

Mảnh vỏ quả: Không quá 2,0 %.

Tạp chất khác: Không quá 1,0 %.

Định lượng cau (hạt)

Cân chính xác khoảng 8 g bột thô dược liệu vào bình nón nút mài 250 ml, thêm 80 ml ether ethylic (TT) và 4 ml amoniac đậm đặc (TT), lắc trong 10 min. Thêm 10 g natri sulfat khan (TT) lac trong 5 min, để yên. Gạn lấy lớp ether, rửa cắn bằng ether ethylic (TT) 3 íần, mỗi lần 10 ml. Gộp các dịch chiết ether vào bình gạn, lắc với 0,5 g bột talc (TT) trong 3 min, thêm 2,5 ml nước, lắc trong 3 min. Để lắng, gạn lấy lớp ether trong ở phía trên, rửa lớp nước bằng 5 ml ether ethylic(TT). Gộp các dịch chiết ether vào một cốc có mỏ, để bay hơi tự nhiên đến khi còn khoảng 15 ml, chuyển vào bình gạn. Tráng cốc bằng ether ethylic (TT) 2 lần, mỗi lần 5 ml. Gộp dịch rửa ether vào bình gạn trên. Thêm chính xác 20 ml dung dịch acid sulfuric 0,02 N (CĐ) vào bình gạn, lắc kỹ. Để lắng, gạn lấy lớp acid. Rửa lớp ether 3 lần bằng nước, môi lân 5 ml. Gộp nước rửa với lớp acid, lọc. Rửa giấy lọc và phễu lọc bằng nước 4 lần, mỗi lần 10 ml, tập trung nước rửa vào dịch lọc. Thêm 3 đến 4 giọt dung dịch đỏ methyl (TT), định lượng bằng dung dịch natri hydroxyd 0,02 N (CD) đến khi chuyển sang màu vàng. 1 ml dung dịch acid sulfuric 0,02 N (CĐ) tương ứng với 0,003104 garecolin (C8H13NO2). Hàm lượng phần trăm alcaloid toàn phần (X) của dược liệu được tính theo công thức sau:

[pmath size=16]X% =((20-n)31,04)/(m(100-a))[/pmath]

Trong đó:

n là thể tích dung dịch natri hydroxyd 0,02 N (CD) đã dùng để chuẩn độ (ml);

m là khối lượng  mẫu thử (g);

a là độ ẩm của dược liệu (%).

Dược liệu phải chứa ít nhất 0,3 % alcaloid tan trong ether tính theo arecolin, tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến cau (hạt)

Thu hái quả chín, bổ lấy hạt. Hạt được cắt lát (binh lang phiến) hay bổ đôi, phơi hoặc sấy khô.

Binh lang sao đen (Tiêu binh lang): Lấy binh lang phiên, sao nhỏ lửa đến khi có màu vàng đen.

Bảo quản cau (hạt)

Đề nơi khô mát, tránh mốc mọt.

Tính vị, quy kinh của cau (hạt)

Tân, khô, ôn. Vào kinh vị, đại tràng.

Công năng, chủ  trị của cau (hạt)

Binh lang: Sát trùng, tiêu tích, hành khí, thông tiện, lợi thủy. Chủ trị: Trừ sán dây, giun đũa, sán xơ mít, trùng tích, phúc thống, tích trệ, tả lỵ, thùy thũng, cước khí, sốt rét.

Binh lang sao đen: Tiêu thực, đạo trệ. Chủ trị: Ăn vào không tiêu sau tả lỵ nặng.

Cách dùng, liều lượng cau (hạt)

Binh lang: Ngày dùng từ 8 g đến 24 g, dạng thuốc sắc.

Dùng 3g đến 10 g trừ sán dây; 30 g đến 60 g trừ sán sơ mít.

Binh lang sao đen: Ngày dùng 3 g đến 10 g.

Kiêng kỵ cau (hạt)

Cơ thể hư nhược không nên dùng.

Rate this post

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây