Phiến thuốc đã được chế biến bằng phương pháp chưng hoặc hấp, đã phơi hay sấy khô của rễ cây Đảng sâm Việt Nam [Codonopsis javanica (Blume.) Hook.f.], họ Hoa chuông (Campanulaceae).
Mô tả
Phiến dày 2 mm đến 3 mm, hoặc đoạn dài 2 cm đến 3 cm, màu nâu đen, mùi thơm, vị ngọt.
Định tính
Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).
Bản mỏng: Silica gel G.
Dung môi khai triển: Cloroform – methanol – nước (65 : 35 : 10), lắc kỹ lấy lớp dưới.
Dung dịch thử: Lấy 5 g phiến thuốc đã được nghiền nhỏ, chiết với ether dầu hỏa (30 °C đến 60 °C) (TT) trong bình Soxhlet 1 h, lấy bã dược liệu cho bay hết hơi ether dầu hỏa, thêm 50 ml methanol (TT) rồi chiết trong binh Soxhlet 1 h. Lấy dịch chiết methanol cô trên cách thủy đến cắn, thêm 30 ml nước cất để hòa tan cắn. Lắc kỹ dung dịch này với n-butanol bão hòa nước (TT) 3 lần, mỗi lần 20 ml. Gộp dịch n-butanol, rửa 3 lần bằng nước cất, mỗi lần 30 ml. Lấy dịch butanol cất thu hồi dung môi được cắn. Hòa tan cắn bằng 2 ml methanol (TT) được dịch chấm sắc ký.
Dung dịch chất đối chiếu: Hòa tan lobetyolin chuẩn trong methanol (TT) để được dung dịch có nồng độ khoảng 1 mg/ml.
Dung dịch dược liệu đối chiếu: Nếu không có lobetyolin chuẩn. lấy 5 g bột Đảng sâm Việt Nam (mẫu chuẩn) chiết như mô tả ờ phần Dung dịch thử.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 13 cm, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng. Phun dung dịch acid sulfuric 10 % trong ethanol 96 % (TT), sấy ở 105 °C trong 10 min. Quan sát bản mỏng dưới ánh sáng thường hoặc dưới ánh sáng tử ngoại bước sóng 366 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với vết của lobetyolin trên sắc ký đồ của dung dịch chất đối chiếu hoặc có các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch dược liệu đối chiếu.
B. Cho 0,5 g dược liệu đã cắt nhỏ vào bình nón 50 ml, thêm 20 ml nước nóng, đun trên cách thủy trong 15 min. Lọc lấy 5 ml dịch lọc, thêm 1 ml thuốc thử Fehling A (TT) và 1 ml thuốc thử Fehling B (TT), đun trong cách thủy 30 s, xuất hiện tủa màu đỏ gạch.
Độ ẩm
Không quá 15,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 75 °C, 4 h).
Tro toàn phần
Không quá 6,0 % (Phụ lục 9.8).
Tạp chất
Không được có.
Kim loại nặng
Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).
Lấy 1,00 g dược liệu và thử theo phương pháp 3. Dùng 2 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.
Chất chiết được trong dược liệu
Không ít hơn 35,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.
Tiến hành theo phương pháp chiết lạnh (Phụ lục 12.10), dùng nước làm dung môi và 2 g dược liệu đã nghiền nhỏ.
Xem thêm: Hoàng Cầm (Rễ) – Dược Điển Việt Nam 5
Bảo quản
Để nơi khô ráo, tránh mốc, mọt.
Tính vị, quy kinh
VỊ ngọt, tinh bình (hơi ôn). Vào kinh phế, tỳ.
Công năng, chủ trị
Bố tỳ, ích khí, sinh tân chỉ khát.
Chủ trị: Tỳ vị suy kém, phế khí hư nhược, kém ăn, đại tiện lỏng, mệt mỏi, khát nước, ốm lâu ngày cơ thể suy nhược, khí huyết hư.
Cách dùng, liều lượng
Ngày dùng 20 g đến 30 g, dạng thuốc sắc, viên hoàn, bột, ngâm rượu. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.
Phù hợp với trẻ em kém ăn, người lớn có thể trạng suy nhược.