Hoàng cầm (rễ)

0
4436

Radix Scutellariae

Rễ đã phơi hay sấy khô và cạo vỏ của cây Hoàng cầm (.Scutellaria baicalensis Georgi), họ Bạc hà (Lamiaceae).

Mô tả

Rễ hình chùy, vặn xoắn, dài 8 cm đến 25 cm, đường kính 1 cm đến 3 cm. Mặt ngoài nâu vàng hay vàng thẫm, rải rác có các vết của rễ con hơi lồi, phần trên hơi ráp, có các vết khía dọc vặn vẹo hoặc vân dạng mạng; phần dưới có các vết khía dọc và có các vết nhăn nhỏ. Rễ già gọi là Khô cầm, mặt ngoài vàng, trong rỗng hoặc chứa các vụn mục màu nâu đen hoặc nâu tối. Rễ con gọi là Điều cầm, chất cứng chắc, mịn, ngoài vàng, trong màu xanh vàng, giòn, dễ bẻ. Hoàng cầm không mùi. Vị hơi đắng.

Bột

Màu vàng hay vàng nâu. Sợi libe rải rác hoặc tập hợp thành bó, hình thoi, dài 60 pm đến 250 pm, đường kính 9 pm đến 33 pm, thành dày có nhiều ống trao đổi nhỏ. Tế bào đá hơi tròn hoặc hình vuông hay chữ nhật, thành dày hay rất dày. Tố bào bần màu vàng nâu, nhiều cạnh. Mảnh mạch nhiều, thường là mạch mạng, đường kính 24 pm đến 27 pm. Sợi gỗ thường đứt gãy, đường kính 12 pm với các lỗ xiên rải rác. Nhiều hạt tinh bột, hạt đơn hình cầu đường kính 2 pm đến 10 pm, có rốn nổi rõ, có khi hạt kép 2 đến 3.

Định tính

  1. Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 20 ml ethanol(TT), đun hồi lưu trên cách thủy 15 min, lọc. Lấy dịch lọc tiến hành các phản ứng sau:

Lấy 1 ml dịch lọc nhỏ thêm 2 giọt đến 3 giọt dung dịch chì acetat 9,5 % (TT), sẽ có tủa màu vàng.

Lấy 1 ml dịch lọc khác, cho thêm 1 ít bột magnesi (TT) và 3 giọt đến 4 giọt acid hydrocloric (TT) sẽ có màu đỏ.

  1. Lấy 0,5 g bột dược liệu, thêm 20 ml ether(TT), đun hồi lưu trên cách thủy 5 min, để nguội, lọc. Bốc hơi dịch lọc đến khô, hòa tan cắn trong 10 ml ethanol(TT). Lấy 3 ml dung dịch, nhỏ thêm 1 giọt đến 2 giọt dung dịch sắt (III) clorid 5 % (TT), xuất hiện màu lục xám sau chuyển thành màu nâu tía.
  2. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Toluen – ethyl acetat – methanol – acid formic (10:3:1:2).

Dung dịch thử; Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 30 ml hỗn hợp ethyl acetat – methanol (3 : 1), đun sôi hồi lưu trong cách thủy trong 30 min, để nguội, lọc. Cô dịch lọc trên cách thủy đến cạn. Hòa tan cắn trong 5 ml ethanol (TT) được dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Lấy 1 g bột Hoàng cầm (mẫu chuẩn). Tiến hành chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 pl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai xong, lấy bản mỏng ra để khô trong không khí rồi phun dung dịch sắt (III) clorid 1 % trong ethanol (TT), sấy bản mỏng ở 105 °c cho đến khi hiện rõ vết. Quan sát dưới ánh sáng thường. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu sắc và cùng giá trị Rf với các vết trên sắc kyý đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 °c\ 5 h).

Tro toàn phần

Không quá 6,0 % (Phụ lục 9.8).

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Methanol – dung dịch acid phosphoric 0,5 % (47 : 53)7

Dung dịch chuẩn: Cân chính xác và hòa tan baicalin chuẩn trong methanol (TT) để được dung dịch chuẩn có nồng độ khoảng 25 pg/ml.

Dung dịch thử. Cân chính xác khoảng 0,3 g bột dược liệu (qua rây số 710) vào bình nón nút mài, thêm 40 ml ethanol 70 % (TT), đun hồi lưu trong cách thủy trong 3 h, để nguội, lọc. Chuyển dịch lọc vào bình định mức 100 ml, tráng rửa bình nón và cắn 3 lần bằng ethanol 70 % (TT), mỗi lần 10 ml rồi gộp dịch rửa vào bình định mức trên, thêm ethanol 70 % (TT) vừa đủ đến vạch, trộn đều. Lấy chính xác 1 ml dung dịch trên vào bình định mức 10 ml. thêm methanol (TT) vừa đủ đến vạch, trộn đều, lọc qua màng lọc 0,45 pm được dung dịch thử.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm X 4,6 mm), được nhồi pha tĩnh c dùng cho sắc ký (5 pm).

Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 280 nm.

Tốc độ dòng: 1 ml đên 2 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 pl.

Cách tiến hành

Tiêm dung dịch chuẩn. Tính số đĩa lý thuyết, số đĩa lý thuyết không được dưới 2500 tinh theo pic của baicalin. Tiêm riêng biệt dung dịch thử và dung dịch chuẩn. Căn cứ vào diện tích pic thu được từ dung dịch thử, dung dịch chuẩn và hàm lượng C21H18O11 của baicalin chuẩn, tính hàm lượng baicalin trong dược liệu Hàm lượng baicalin (C21H18O11) trong dược liệu không ít hơn 8,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa xuân, mùa thu, đào lấy rễ, loại bỏ thân, lá, rễ con, đất cát, phơi khô, đập bỏ lớp ráp ngoài (vỏ thô), đến khi vỏ màu nâu vàng thì đem phơi khô.

Bào chế

Hoàng cầm: Loại bỏ tạp chất, thân còn sót lại, ngâm vào nước lạnh hoặc ngâm vào nước sôi 10 min, hoặc đồ trong 30 min. lấy ra ủ cho mềm, thái phiến mỏng, phơi hoặc sấy khô (tránh phơi nắng to), Dược liệu là phiến mỏng hình tròn hoặc hình không đều, vỏ ngoài màu vàng nâu đến màu nâu. mặt cắt màu vàng nâu đến vàng lục có vân xuyên tâm. Tửu Hoàng cầm (chế rượu): Lấy Hoàng cầm đã thái phiến mỏng, phun rượu cho ướt, trộn đều. Dùng lửa nhỏ sao qua, đem phơi khô. Cứ 10 kg Hoàng cầm dùng 1,5 L rượu.

Bảo quản

Để nơi khô, mát, tránh mốc, mọt.

Tính vị, quy kinh

Khổ, hàn. Vào các kinh tâm, phế, can đờm, đại trường, tiểu trường.

Công năng, chủ trị

Thanh nhiệt táo thấp, tả hòa giải độc, an thai.

Chủ trị: Phế nhiệt ho đờm đặc, đau sưng họng, nôn ra máu, máu cam, viêm gan mật, kiết lỵ, tiêu chảy, mụn nhọt, lở ngứa, động thai chảy máu.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 3 g đến 9 g, dạng thuốc sắc. Thường phối hợp với một số vị thuốc khác.

Kiêng kỵ

Người tỳ vị hư hàn, không có thấp nhiệt, thực hỏa thì không nên dùng.

3/5 - (1 bình chọn)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây