Dâu (cành)

0
4316

Ramulus Mori albae
Tang chi

Cành non đã phơi hay sấy khô của cây Dâu tằm (Morus alha L.), họ Dâu tằm (Moraceae).

Mô tả

Cành hình trụ dài, đôi khi có nhánh, dài ngắn không đều nhau, đường kính 0,5 cm đến 1,5 cm. Mặt ngoài màu vàng xám hoặc vàng nâu, có nhiều lỗ vỏ màu nâu nhạt và các nếp vân dọc nhỏ, có những vết sẹo cuống lá gần hình bán nguyệt màu trắng xám và những chồi nách nhỏ màu nâu vàng. Chất cứng, dai, chắc, khó bẻ gãy, mặt gãy có xơ, màu trắng ngà. Lát cắt dày 0,2 cm đến 0,5 cm, thấy phân rõ 3 phần: Phần vỏ hơi mỏng, phần giữa là gỗ trắng ngà, phần tâm có tủy nhỏ và mềm màu trắng hoặc vàng nhạt, có hình tia. Hơi có mùi, vị nhạt.

Vi phẫu Dâu

Lớp bần gồm một hoặc vài hàng tế bào đều đặn, gần như hình chữ nhật, đôi khi có lỗ vỏ. Mô mềm vỏ tương đối mỏng, có khoảng 6 đến 8 hàng tế bào đa giác dẹt có chứa các tinh thể calci oxalat hình khối. Các đám sợi hoặc mô cứng chỗ dày chỗ mỏng bao bọc gần như liên tục xung quanh vòng libe. Vòng libe liên tục, Tầng phát sinh libe-gỗ. Gỗ xếp thành một vòng liên tục. mạch gỗ to, càng vào trong càng nhỏ dần.Mô mềm gỗ cấu tạo bởi những tế bào nhỏ, xếp đều đặn. Mô mềm một gồm các tế bào gần tròn, to, thành mỏng.

Bột Dâu

Màu vàng xám nhạt, mùi nhẹ, vị nhạt. Soi kính hiển vi thấy: Rất nhiều sợi màu vàng nhạt hoặc không màu, đơn lẻ hay tập trung thành bó, thành dày 5 µm đến 15 µm, khoảng hẹp. Tế bào mô cứng màu vàng nhạt, hình gần tròn hoặc hình chữ nhật, đường kính 15 µm đến 40 µm, thành dày 5 µm đến 20 µm, khoang hẹp. Các tế bào mô mềm tụ họp thành đám hoặc rải rác. Tinh thể calci oxalat hình khối dài 5 µm đến 12 µm. Các mảnh mạch mạng, mạch điểm. Các tế bào bản màu vàng đậm, rải rác hay tập trung thành đám. Rải rác có các hạt tinh bột.

Định tính bột Dâu

A. Lấy 3 g bột dược liệu, thêm 10 ml ethanol 90 % (TT), đun sôi, lọc. Dịch lọc có màu xanh lá cây. Lấy 1 ml dịch lọc, thêm 1 giọt dung dịch sắt (III) clorid (TT), xuất hiện tủa màu nâu xám.
B. Lấy 5 g bột dược liệu, trộn đều với 3 ml amoniac (TT), thêm 30 ml cloroform (TT), lắc. Để yên trong 5 h, lọc. Dịch lọc cho vào bình gạn, thêm 5 ml dung dịch acid sulfuric 10% (TT), lắc, để yên cho dung dịch tách thành 2 lớp, gạn lấy 1 ml dịch chiết acid, thêm 1 giọt dung dịch acidpicric (TT), xuất hiện tủa vàng nhạt.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 °c, 5 h).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 3,0 % tính theo dược liệu khô kiệt. Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dùng ethanol 96 % (TT) làm dung môi.

Chế biến Dâu

Thu hoạch vào cuối mùa xuân, đầu mùa hạ, chọn các cành dâu non có kích thước quy định, bỏ hết lá, phơi hoặc sấy khô hoặc thái vát lúc còn tươi, phơi hoặc sấy khô.

Bào chế Dâu

Nếu còn nguyên cành dài, bỏ tạp chất, rửa sạch, tẩm nước, ủ mềm, cắt lát dày 0,2 cm đến 0,5 cm, phơi nắng cho khô.
Tang chi sao: Lấy dược liệu đã thái lát, sao lửa nhỏ đến khi hơi vàng, lấy ra để nguội.

Bảo quản Dâu

Để nơi khô, tránh mốc mọt.

Tính vị, quy kinh Dâu

Vị khô, bình. Vào kinh can.

Công năng, chủ trị Dâu

Trừ phong thấp, thông lợi khớp.

Chủ trị: Đau nhức cơ khớp, chân tay co duỗi khó khăn.

Cách dùng, liều lượng Dâu

Ngày dùng từ 9 g đến 15 g, dạng thuốc sắc.

Rate this post

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây