Đau dạ dày là bệnh lý đường tiêu hóa tác động nhiều đến cuộc sống người bệnh, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Do một số yếu tố ở mẹ bầu như tử cung giãn nở, ốm nghén, thay đổi tâm trạng thất thường… mà mẹ bầu là một trong những đối tượng dễ mắc đau dạ dày. Vậy cách chữa đau dạ dày cho mẹ bầu là gì? Có nguy hiểm không? Hãy cùng Dược Điển Việt Nam tìm hiểu cụ thể vấn đề này trong bài viết sau.
I. Triệu chứng nhận biết đau dạ dày khi mang thai
Mang thai là giai đoạn vô cùng nhạy cảm trong cuộc đời người phụ nữ. Trong giai đoạn này, phụ nữ thường phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về sức khỏe khác nhau như tiêu hóa, xương khớp,… do sự thay đổi đột ngột của nội tiết tố và những cơ quan khác trong cơ thể.
Trong đó, đau dạ dày được xem là một bệnh lý thường gặp và ảnh hưởng hơn 60% mẹ bầu. Các triệu chứng của đau dạ dày có thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ, đặc biệt thường xảy ra nhiều nhất ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ.
Căn bệnh đau dạ dày trong thời kỳ mang thai sẽ có những triệu chứng khó phát hiện và rất khó phân biệt với các biểu hiện ốm nghén nên cần quan sát kỹ hơn. Sau đây là một số dấu hiệu điển hình của đau dạ dày khi mang thai:
1. Ợ chua và ợ hơi
Đây là triệu chứng đặc trưng của bệnh lý đau dạ dày. Căn nguyên dẫn đến tình trạng này là do luồng hơi từ thức ăn tích trữ lâu ngày trong dạ dày trào ngược lên thực quản và đến khoang miệng gây ợ. Trong trường hợp nặng, hơi ợ lên còn kèm theo mùi acid trong dịch dạ dày.
2. Đau bụng vùng thượng vị
Cơn đau dạ dày thường khởi phát ở vùng thượng vị ( trên rốn), sau đó có thể lan rộng qua bên phải hoặc bên trái. Cơn đau có thể xuất hiện ngay sau khi ăn hoặc lúc bụng đói.
Đi kèm cơn đau là một số dấu hiệu khác như ợ nóng, ợ hơi, buồn nôn, đầy hơi, khó tiêu,…
3. Buồn nôn và nôn
Đây cũng là một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh nhân đau dạ dày. Tuy nhiên, trong thời kỳ mang thai lại rất dễ nhầm lẫn triệu chứng này với hiện tượng ốm nghén.
Dấu hiệu để phân biệt với ốm nghén đó đau dạ dày khi mang thai thường nôn ra nước hay thức ăn, thậm chí bệnh nhân nôn nhiều còn gây mất nước và tụt huyết áp.
4. Đầy hơi, chướng bụng
Khi dạ dày bị tổn thương, chức năng tiêu hóa thức ăn sẽ bị suy giảm. Do vậy, lượng thức ăn bị tích lại trong dạ dày lâu ngày gây ách tắc và thai phụ có cảm giác chướng bụng.
5. Chán ăn
Dấu hiệu đau dạ dày khi mang thai này thường rất khó phân biệt. Thường thì bà bầu luôn có cảm giác chán ăn, ăn không cảm thấy ngon miệng. Điều này sẽ gây ảnh hưởng tới việc hấp thụ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, nếu kéo dài có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ và thai nhi.
6. Xuất huyết tiêu hóa
Đây là triệu chứng vô cùng nguy hiểm của đau dạ dày khi mang thai, được thể hiện thông qua việc đại tiện ra máu.
Dấu hiệu đau dạ dày khi mang thai
II. Nguyên nhân gây đau dạ dày khi mang thai
Như chúng ta đã biết, đau dạ dày có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như chế độ ăn uống không khoa học, tác dụng phụ của thuốc điều trị, căng thẳng kéo dài,… Tuy nhiên, ở phụ nữ mang thai, đau dạ dày có thể khởi phát từ một số nguyên nhân đặc biệt hơn như:
1. Tử cung giãn nở
Thường thì tháng thứ 4 của thai kỳ, thai nhi trong bụng mẹ sẽ phát triển rất nhanh cả về trí não lẫn thể chất. Vì vậy, tử cung của người mẹ sẽ giãn nở để tạo ra một không gian thích hợp cho thai nhi phát triển tốt nhất.
Tuy nhiên, vô tình chính tình trạng này lại gây ra sự chèn ép lên những cơ quan xung quanh như dạ dày, bàng quang. Do đó, trong giai đoạn mang thai này, thai phụ thường gặp một số vấn đề như khó tiêu, chướng bụng, đau dạ dày, tiểu nhiều lần, táo bón,…
Các triệu chứng này càng rõ rệt hơn khi mẹ bước vào tháng thứ 7 của thai kỳ trở đi. Do mức độ chèn ép của bào thai đối với dạ dày trong thời kỳ này tăng lên đáng kể. Ngoài đau dạ dày, mẹ bầu cũng có thể đối mặt với một số vấn đề khác như ợ chua, ợ hơi, trào ngược dạ dày – thực quản, nóng rát ở vùng thượng vị,…
2. Do ốm nghén
Ốm nghén là tình trạng hầu như bất kỳ người phụ nữ nào cũng phải trải qua trong giai đoạn mang thai, xảy ra từ tuần thứ 4 – 16 của thai kỳ.
Đây được xem là một trong những nguyên nhân gây đau dạ dày khi mang thai trong giai đoạn 3 tháng đầu. Nguyên nhân được xác định là do nôn mửa, buồn nôn khi ốm nghén kéo dài gây kích thích dạ dày quá mức. Điều này khiến cho dạ dày co bóp với tần suất lớn hơn so với bình thường và xuất hiện những cơn đau tại vùng thượng vị.
Ốm nghén – nguyên nhân gây đau dạ dày khi mang thai
3. Vấn đề tâm lý
Trong quá trình mang thai, cơ thể bà bầu thường có xu hướng dễ nhạy cảm với những tác nhân từ bên ngoài và rất dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, lo âu, đặc biệt là người lần đầu mang thai.
Việc căng thẳng kéo dài không chỉ tác động tiêu cực đến tâm lý mà còn được xem là nguyên nhân dẫn đến bệnh đau dạ dày ở nhiều thai phụ.
Như chúng ta đã biết, hoạt động co bóp và bài tiết axit của dạ dày được chi phối bởi hệ thống dây thần kinh phế vị. Vì vậy, khi thai phụ quá căng thẳng, lo âu, hệ thần kinh có thể sẽ bị rối loạn và làm cho dạ dày co bóp bất thường, tăng bài tiết axit quá mức. Chính vì tiết axit quá nhiều gây ra việc dư thừa dẫn đến tổn thương chất nhầy bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày. Kết quả là xuất hiện những cơn đau dạ dày, buồn nôn, nôn, chướng bụng,…
4. Chế độ ăn uống không hợp lý
Do ảnh hưởng từ sự thay đổi hormone của thai kỳ làm cho mẹ bầu có sở thích ăn những món ăn vặt như xoài, snack, mận, đồ ăn nhanh, socola,…
Đây được xem là những loại thực phẩm gây tác động tiêu cực đến cơ quan tiêu hóa và là nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày.
Đồng thời, việc ăn uống, tẩm bổ quá mức cũng có thể là nguyên nhân gây đau dạ dày khi mang thai. Bởi vì việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu chất dinh dưỡng sẽ làm tăng áp lực lên dạ dày, đường ruột và khiến cơ thể tăng cân nhanh chóng. Tất cả các yếu tố này sẽ góp phần gây tình trạng rối loạn co bóp và bài tiết dịch vị, gây đau dạ dày.
5. Một số nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân kể trên, đau dạ dày khi mang thai cũng có thể xuất phát từ một số nguyên nhân khác như:
– Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP): Đây là một trong những tác nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày. Loại vi khuẩn này có thể lây nhiễm qua việc ăn uống chung, hôn môi, sử dụng chung một số vật dụng cá nhân,… Đặc biệt, khi gặp những yếu tố thuận lợi như ăn uống không khoa học, mang thai, căng thẳng kéo dài,… vi khuẩn Hp sẽ tấn công, gây tổn thương niêm mạc và đau dạ dày.
– Thức khuya: Đây được xem là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ đau dạ dày ở phụ nữ mang thai. Một số mẹ bầu có thói quen thức khuya, chính điều này có thể gây ra tình trạng rối loạn hệ thần kinh ruột và đau dạ dày, tiêu hóa kém,… Đồng thời, việc thức khuya khi mang thai còn làm ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của thai nhi.
– Dị ứng thức ăn: Nếu mẹ bầu ăn thức ăn gây dị ứng thì ngay lập tức hệ thống miễn dịch sẽ giải phóng ra histamin vào da, niêm mạc hô hấp và đường tiêu hóa. Histamin có thể làm cho đường ruột và dạ dày co thắt quá mức và dẫn đến tình trạng đau vùng thượng vị, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy,… Do vậy, khi mang thai nên cân nhắc khi sử dụng những thực phẩm gây dị ứng như hải sản, đậu nành, mè,…
– Hút thuốc lá: Mẹ bầu hút thuốc hay hít phải khói thuốc từ người xung quanh cũng có thể ảnh hưởng đến dạ dày và sức khỏe của cơ thể. Những thành phần có trong khói thuốc lá sẽ làm ức chế quá trình sản xuất prostaglandin, giảm hoạt động tuần hoàn máu tới niêm mạc dạ dày. Do đó, khiến chất nhầy trong niêm mạc dạ dày bị phá hủy, niêm mạc dạ dày bị tổn thương.
III. Bà bầu bị đau dạ dày có nguy hiểm không?
Đau dạ dày khi mang thai có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia, đau dạ dày khi mang thai không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của thai nhi và cũng không quá nguy hiểm đối với sức khỏe của mẹ bầu. Tuy nhiên, triệu chứng của đau dạ dày khi mang thai có thể gây ra những tác động tiêu cực đến cuộc sống sinh hoạt của thai phụ.
Đau dạ dày nếu không được phát hiện sớm và kiểm soát tốt có thể tiến triển thành viêm loét dạ dày, trào ngược thực quản,….
Đặc biệt, đau dạ dày trong quá trình mang thai sẽ gây ra những ảnh hưởng cụ thể như:
– Thai phụ chán ăn, sụt cân, cơ thể xanh xao và suy nhược.
– Trẻ sinh ra ốm yếu và hệ miễn dịch kém hơn so với những trẻ được sinh ra từ người mẹ khỏe mạnh.
– Hình thành nên viêm loét nặng ở niêm mạc dạ dày, tá tràng, thực quản.
Vì vậy, ngay khi có những biểu hiện kể trên mẹ bầu nên chủ động tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và chỉ định các biện pháp điều trị an toàn.
IV. Lời khuyên dành cho mẹ bầu bị đau dạ dày
Sức khỏe trong thời gian thai kỳ của mẹ bầu luôn là vấn đề cần được đặc biệt lưu tâm. Đau dạ dày khi mang thai gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng dinh dưỡng của cả mẹ và bé. Do vậy, cách khắc phục tình trạng đau dạ dày khi mang thai là câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu đặt ra.
Như chúng ta đã biết, thai kỳ là giai đoạn hết sức nhạy cảm, bất kỳ kể sử dụng một loại thuốc nào cũng cần được xem xét kỹ lưỡng và có sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Vì vậy, nếu phát hiện bản thân bị đau dạ dày khi mang thai mẹ bầu không nên tự ý sử dụng thuốc mà cần đi khám để có cách chữa trị phù hợp nhất.
Đau dạ dày có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân khác nhau, trong đó phải kể đến thói quen sinh hoạt không khoa học, chế độ ăn uống chưa hợp lý, căng thẳng kéo dài,… Để khắc phục tình trạng đau dạ dày khi mang thai các chuyên gia khuyên rằng:
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Mẹ bầu bị đau dạ dày cần xây dựng một chế độ ăn khoa học như sau:
– Tránh xa các thực phẩm gây kích thích lên dạ dày như: Rượu bia, thức ăn nhanh, đồ ăn cay nóng,…
– Bổ sung các nhóm thực phẩm lành mạnh, giàu chất dinh dưỡng với một lượng thích hợp, vừa đủ đáp ứng nhu cầu.
– Nên chia nhỏ khẩu phần ăn thành các bữa ăn nhỏ để làm giảm áp lực lên dạ dày và cơ quan tiêu hóa.
– Ăn chín uống sôi, ăn chậm nhai kỹ và tránh vận động ngay sau khi ăn.
– Tăng cường bổ sung nước, vitamin và chất xơ trong thực đơn hàng ngày.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học cho mẹ bầu đau dạ dày
Thói quen sinh hoạt khoa học
Ngoài chế độ dinh dưỡng, mẹ bầu nên xây dựng một thói quen sinh hoạt khoa học bao gồm:
– Trong những tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu nên dành thời gian nghỉ ngơi để có thể thích nghi với những thay đổi đột ngột về tâm sinh lý. Sau đó, cần cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh stress, lo âu quá mức.
– Mẹ bầu có thể giải tỏa căng thẳng bằng một số cách như ngồi thiền, nghe nhạc, đọc sách, đi bộ…
– Sau 3 tháng đầu thai kỳ nên tập luyện một số động tác có cường độ nhẹ nhàng. Việc luyện tập này vừa giúp cải thiện khung xương vừa nâng cao sức khỏe và hỗ trợ điều hòa nhu động ruột, làm giảm cơn đau dạ dày.
– Cố gắng duy trì ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ngày, không nên dậy trước 5h sáng và đi ngủ sau 22h.
Trên đây là một số chia sẻ về vấn đề đau dạ dày khi mang thai. Mong rằng những chia sẻ của chúng tôi đã cung cấp thêm thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu còn điều gì thắc mắc hãy liên hệ ngay chúng tôi theo số hotline để được tư vấn cụ thể hơn.