Tang Bạch Bì (Vỏ Rễ Dâu Tằm)

0
6586

Cortex Mori albae radicis Tang bạch bì, vỏ rễ dâu

Vỏ rễ đã cạo lớp bần, phơi hay sấy khô của cây Dâu tằm (Morus alba L-), họ Dâu tằm (Moraceae).

Mô tả

Mảnh vỏ rễ hình ống, hình máng hai mép cuốn lại hoặc mảnh dẹt phẳng, hoặc quăn queo, dài rộng khác khau, dày 1 mm đến 4 mm; mặt ngoài màu trắng hoặc vàng nhạt, tương đối nhẵn, đôi chỗ còn sót lại mảnh bần màu vàng hoặc màu vàng nâu; mặt trong màu vàng nhạt hay vàng xám, có nếp nhăn dọc nhỏ. Chất nhẹ và dai, có sợi chắc, khó bẻ ngang, nhưng dễ tước dọc thành dài nhỏ. Mùi nhẹ, vị hơi ngọt.

Vi phẫu vỏ rễ Dâu

Mặt cắt ngang gồm: Libe rộng, có 2 đến 4 hàng tế bào. Ống nhựa mủ rải rác; sợi rải rác ờ dạng đơn lẻ hoặc tụ lại thành bó, thành không hóa gỗ hoặc hơi hóa gỗ. Tế bào mô mềm chứa hạt tinh bột, một số có chứa tinh thể calci oxalat hình lăng trụ. Các đám mô cứng lẫn với các tế bào đá rải rác trong vỏ rễ già, đa số các tế bào này có chứa tinh thể calci oxalat hình lăng trụ.

Bột vỏ rễ Dâu

Màu vàng xám nhạt, mùi thơm nhẹ. Soi kính hiển vi thấy; Nhiều sợi, đa phần bị gãy, đường kính 13 µm đến 26 µm, thành dày, không hóa gỗ hoặc hơi hóa gỗ. Tinh the calci oxalat hình khối, đường kính 11 pm đến 32 pm. Tế bào mô cứng hình gần tròn, hình chữ nhật hoặc không đều, đường kính 22 pm đến 52 pm, thành dày hoặc rất dày, có ống và lỗ trao đổi rõ, một số có chứa tinh thể calci oxalat hình khối. Nhiều hạt tinh bột, hình gần tròn, đường kính 4 pm đến 16 pm nằm rải rác hoặc tập trung thành đám. Mảnh bần còn sót lại màu vàng, có các tế bào hình đa giác.

Định tính bột vỏ rễ Dâu

A. Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 20 ml n-hexan (TT), đun hồi lưu 15 min trên cách thủy, lọc. Bốc hơi dịch lọc đến khô, hòa tan cắn trong 10 ml chloroform (TT). Lấy 0,5 ml dung dịch thu được vào ống nghiệm, thêm 0,5 ml anhydric acetic (TT), thêm từ từ 0,5 ml acid sulfuric
(TT) để có 2 lớp dịch, màu nâu đỏ xuất hiện giữa 2 lớp.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel 60F254-

Dung môi khai triển: Acid acetic.

Dung dịch thử: Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 20 ml dung dịch natri carbonat bão hòa (TT), siêu âm khoảng 20 min, lọc. Điều chỉnh pH của dịch lọc đến pH 1 – 2 bằng dung dịch acid hydrocloric loãng (TT). Để yên trong 30 min và lọc. Lắc dịch lọc thu được với ethyl acetal (TT) hai lần, mỗi lần 10 ml. Gộp dịch chiết ethyl acetat và bay hơi đến cắn khô. Hòa tan cắn trong 1 ml methanol (TT).

Dung dịch đối chiếu: Lấy 2 g bột vỏ rễ Dâu (mẫu chuẩn), chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 10 cm, lấy bản mỏng ra để khô ờ nhiệt độ phòng. Quan sát dưới sáng tử ngoại bước sóng 366 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có hai vết có huỳnh quang cùng màu sắc và giá trị Rf với hai vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 °c, 5 h).

Tro toàn phần

Không quá 9,0 % (Phụ lục 9.8).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Chể biến vỏ rễ Dâu

Thu hoạch vào cuối mùa thu, khi lá rụng, đến đầu mùa xuân, trước khi cây này mầm, đào lấy rễ dưới đất, cạo bỏ hết lớp vỏ ngoài thô màu nâu vàng, rửa sạch, bổ dọc, bóc lấy vỏ rễ màu trắng ngà, phơi hay sấy khô.

Bào chế vỏ rễ Dâu

Tang bạch bì sợi: Lấy vỏ rễ khô, rửa sạch, ủ hơi mềm, tước sợi, phơi hoặc sấy khô.
Mật tang bạch bì (Chế mật): Lấy tang bạch bì sợi cho vào mật ong đã canh, trộn đều, ủ cho ngấm, rồi sao nhỏ lửa cho đến khi có màu vàng và sờ không dính tay, lấy ra để nguội. Cứ 10 kg vỏ rễ dâu, dùng 2 kg mật ong đã canh,

Bảo quản vỏ rễ Dâu

Để nơi khô thoáng, tránh mốc, mọt.

Tính vị, quy kinh vỏ rễ dâu

Cam, hàn. Vào kinh phế.

Công năng, chủ trị vỏ rễ dâu

Thanh phế, bình suyễn, lợi thủy tiêu thũng. Chủ trị: Phế nhiệt ho suyễn, thủy thũng đầy trướng, tiểu tiện ít; cơ và da mặt, mắt phù thũng.

Cách dùng, liều lượng vỏ rễ dâu

Ngày dùng từ 6 đến 12 g. Dạng thuốc sắc.

3/5 - (1 bình chọn)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây