banner-top
DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM 5 TẬP 1DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM 5 TẬP 2DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM BẢN BỔ SUNG

Hoàng Kỳ (Rễ) (Radix Astragali membranacei) – Dược Điển Việt Nam 5

Nếu nội dung bài viết chưa chính xác, vui lòng thông báo cho chúng tôi tại đây
Hoàng kỳ (Rễ)

Rễ phơi hay sấy khô của cây Hoàng Kỳ Mông cổ [Astragalus membranaceas (Fisch.) Bge. var. mongholicus (Bgc.) Hsiao, hoặc cây Hoàng Kỳ Mạc Giáp (Astragalus membranaceas (Fisch.) Bge.], họ Đậu (Fabaceae).

Mô tả

Rễ hình trụ, đôi khi phân nhánh, trên to, phần dưới nhỏ dần, dài 30 cm đến 90 cm, đường kính 1 cm đến 3,5 cm. Mặt ngoài màu vàng hơi nâu nhạt hoặc màu nâu nhạt, với nếp nhăn dọc và rãnh dọc không đều. Chất cứng, dai, không dễ bẻ gãy, mặt gãy nhiều sợi và nhiều tinh bột; phần vỏ màu trắng hơi vàng, gỗ màu vàng nhạt với những vết nứt và tia hình nan quạt. Phần giữa của rễ già, đôi khi có dạng gỗ mục nát, màu nâu hơi đen hoặc rỗng. Mùi thơm nhẹ, vị hơi ngọt và hơi tanh như mùi đậu khi nhai.

Vi phẫu

Mặt cắt ngang rễ: Lớp bần gồm nhiều hàng tế bào xếp thành vòng đồng tâm và dãy xuyên tâm. Dưới lớp bần là mô mềm vỏ gồm các tế bào thường bị ép bẹt. Lục bì có 3 đến 5 hàng tế bào mô dày. Phần ngoài của libe thường cong và có khe nứt. Sợi xếp thành bó, thành tế bào dày lên và hóa 20 hoặc hơi hóa gỗ, sắp xếp xen kẽ với các bó mạch rây. Tế bào đá đôi khi thấy rõ ở gần lục bì. Tầng phát sinh libe-gỗ thành vòng liên tục. Mạch gỗ đơn hay tụ họp thành nhóm 2 đến 3 rải rác; có sợi gỗ ở giữa các mạch; tế bào cứng đơn chiếc hoặc họp thành những nhóm 2 đến 3 cái, đôi khi nhìn thấy từng dãy. Tế bào mô mềm có chứa các hạt tinh bột.

Xem thêm: Hoàng Đằng (Thân và rễ) (Caulis et Radix Fibraureae) – Dược Điển Việt Nam 5

Bột

Màu trắng hơi vàng, các sợi hợp thành bó hoặc rải rác, đường kính 5 µm đến 36 µm, thành sợi dày có khe nứt dọc trên bề mặt, 2 đầu sợi thường bị gãy thành dạng tua hoặc hình hơi cụt. Các mảnh mạch vạch; rải rác có các tế bào cứng hình tròn hoặc không đều, thành hơi dày. Nhiều hạt tinh bột đơn hoặc kép đôi kép ba hình gần tròn hoặc hình trứng, đường kính 2 µm đến 21 µm nằm rải rác hoặc tập trung thành đám. Mảnh mô mềm chứa hạt tinh bột.

Định tính

A. Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 10 ml dicloromethan (TT), lắc siêu âm 30 min, lọc. Lấy 0,5 ml dịch lọc, cho vào ống nghiệm, thêm cẩn thận dọc theo thành ống nghiệm khoảng 0,5 ml acid sulfuric (TT). Để yên khoảng 20 min. Ở giữa hai lớp chất lỏng sẽ xuất hiện một vòng màu nâu đỏ hoặc nâu vàng.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5-4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Cloroform – methanol – nước (13 : 7 : 2), lấy lớp dưới.

Dung dịch thử: Lấy 3 g bột dược liệu, thêm 20 ml methanol (TT) đun sôi hồi lưu 1 h trên cách thủy, để nguội, lọc. Cho dịch lọc chảy qua một cột sắc ký (đường kính trong 10 mm đến 15 mm) đã được nhồi 5 g nhôm oxyd trung tính (cỡ hạt từ 100 mesh đến 120 mesh). Rửa giải bằng 100 ml methanol 40 % (TT). Bốc hơi dịch rửa giải trên cách thủy đến khô. Hòa tan cắn trong 30 ml nước rồi lắc với n- butanol đã bão hòa nước (TT) 2 lần, mỗi lần 20 ml. Gộp các dịch chiết n-butanol, rửa bằng nước 2 lần, mỗi lần 20 ml, loại bỏ nước rửa, bốc hơi dịch chiết n-butanol trên cách thủy đến khô. Hòa cắn trong 0,5 ml methanol (TT), được dung dịch thử.

Dung dịch chất đối chiếu: Hòa tan chất đối chiếu astragalosid IV trong methanol (TT) để được dung dịch chất đối chiếu có nồng độ 1 mg/ml.

Dung dịch dược liệu đối chiếu: Lấy 3 g bột Hoàng kỳ (mẫu chuẩn), tiến hành chiết giống như dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 2 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô ờ nhiệt độ phòng, phun dung dịch acid sulfuric 10 % trong ethanol (TT). Sấy bản mỏng ở 105 °C trong 5 min. Quan sát dưới ánh sáng thường và ánh sáng tử ngoại bước sóng 366 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải cho các vết cùng màu và cùng giá trị Rvới các vết trên sắc ký đồ của dung dịch dược liệu đối chiếu hoặc phải có một vết cùng màu và cùng giá trị Rf với vết astragalosid IV (có màu nâu khi quan sát dưới ánh sáng thường; có huỳnh quang màu vàng cam khi quan sát dưới ánh sáng tử ngoại) trên sắc ký đồ của dung dịch chất đối chiếu,

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Cloroform – methanol (10 : 1).

Dung dịch thử: Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 30 ml ethanol 96 % (TT), đun sôi hồi lưu trên cách thuỷ 20 min, lọc. Cô dịch lọc trên cách thủy đến cạn. Hòa cắn trong 15 ml dung dịch natri hydroxyd 0,3 % (TT), lọc. Điều chỉnh dịch lọc đến pH 5 – 6 bằng dung dịch acid hydrocloric 10 % (TT) rồi lắc với 15 ml ethyl acetat (TT). Gạn lấy dịch chiết ethyl acetat, lọc qua giấy lọc có natri sulfat khan (TT). Cô dịch chiết ethyl acetat trên cách thủy đến cạn. Hòa cắn trong 1 ml ethyl acetat (TT) được dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Lấy 2 g bột Hoàng kỳ (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành. Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng, hơ trên hơi amoniac (TT). Quan sát bản mỏng dưới ánh sáng tử ngoại bước sóng 366 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết phát quang cùng màu sắc, cùng giá trị Rf với các vết phát quang trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Xem thêm: Hoàng Cầm (Rễ) (Radix Scutellariae) – Dược Điển Việt Nam 5

Độ ẩm

Không quá 10,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 °C, 5 h).

Tro toàn phần

Không quá 5,0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trong acid

Không quá 1,0 % (Phụ lục 9.7).

Tạp chất

Không quá 2,0 % (Phụ lục 12.11).

Kim loại nặng

Không quá 5 phần triệu Pb; 0,3 phần triệu Cd; 2 phần triệu As; 0,2 phần triệu Hg (Phụ lục 9.4.11).

Chất chiết được trong dược liệu (Phụ lục 12.10)

Chất chiết được trong nước: Không ít hơn 17,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Sử dụng phương pháp chiết lạnh, dùng nước làm dung môi.

Chất chiết được trong ethanol 96 %: Không ít hơn 20,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Sử dụng phương pháp chiết lạnh, dùng ethanol 96 % (TT) làm dung môi.

Định lượng

Astragalosid IV

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động A: Acetonitril (TT).

Pha động B: Nước.

Dung dịch chuẩn: Cân chính xác một lượng astragalosid IV chuẩn và hòa tan trong methanol (TT) để được dung dịch có nồng độ chính xác khoảng 0,5 mg/ml và 0,25 mg/ml.

Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 2 g bột dược liệu (qua rây số 710) vào một ống ly tâm thủy tinh kích thước 15 cm x 2 cm có nắp kín, thêm 30 ml methanol (TT), lắc siêu âm trong 30 min, ly tâm 2500 r/min trong 5 min. Hút lấy dịch trong. Rửa cắn 3 lần, mỗi lần với 15 ml methanol (TT), ly tâm với tốc độ và thời gian như trên. Tập trung các dịch chiết methanol, cô trên cách thủy đến cạn. Thêm vào cắn 10 ml dung dịch amoniac 10 % (TT), lắc siêu âm 5 min để hòa tan cắn, Chuyển dịch chiết sang binh gạn, chiết lần lượt với 20, 10, 10 và 10 ml n-butanol đã bão hòa nước (TT). Tập trung các dịch chiết butanol, cô trên cách thủy đến cạn. Dùng methanol (TT) để hòa tan và chuyển toàn bộ cắn vào bình định mức 10 ml, thêm methanol (TT) vừa đủ đến vạch, lắc đều, lọc qua màng lọc 0,45 µm.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm X 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detector tán xạ ánh sáng bay hơi.

Tốc độ dòng: 0,8 ml/min.

Thế tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sẳc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian Pha động A Pha động B
(min) (% tt/tt) (% tl/tt)
0- 10 0 100
10-45 0 — 60 100 — 40
45-60 60 40

Tiêm dung dịch chuẩn, tiến hành sắc ký với điều kiện sắc ký đã nêu trên và tính số đĩa lý thuyết của cột. Số đĩa lý thuyết của cột tính trên pic astragalosid IV phải không dưới 4000. Xây dựng đường hồi quy tuyến tính biểu diễn sự phụ thuộc giữa logarit của diện tích pic astragalosid IV và logarit của nồng độ dung dịch chuẩn (pg/ml) theo phương trình y = ax + b.

Tiêm dung dịch thử. Sử dụng phương trình đường chuẩn biến đổi logarit của phương pháp ngoại chuẩn của 2 điểm đã lập ở trên để tính nồng độ của astragalosid IV trong dung dịch thử (pg/ml) theo công thức sau:

Ct=[pmath size=16]e^ln((St)-b)/a[/pmath]

Trong đó:

Ct là nồng độ astragalosid IV trong dung dịch thử (µg/ml).

St là diện tích pic astragalosid IV trong sắc ký đồ của dung dịch thử.

a là giá trị hệ số góc (giá trị intercept) của đường hồi quy tuyến tính đã lập ở trên.

b là bậc tự do (giá trị slope) của đường hồi quy tuyến tính đã lập ở trên.

Tính hàm lượng phần trăm của astragalostd IV trong dược liệu.

Dược liệu phải chứa không ít hơn 0,04 % astragalosid IV (C41H68014), tính theo dược liệu khô kiệt.

Calycosin- 7-O-β-D-glucosid

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động A: Acetonitril (TT).

Pha động B: Dung dịch acidformic 0,2 %.

Dung dịch chuẩn: Cân chính xác một lượng chất chuẩn calycosin-7-O-β-D-glucosid và hòa tan trong methanol (TT) để được dung dịch có nồng độ khoảng 50 µg/ml.

Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 1 g bột dược liệu (qua rây số 250) vào một bình nón nút mài, thêm chính xác 50 ml methanol (TT) và cân. Đun sôi hồi lưu trong 4 h, lấy ra, để nguội, cân lại. Bổ sung khối lượng mất đi bằng methanol (TT), lắc đều, lọc. Hút chính xác 25 ml dịch lọc, cô trên cách thủy đến cạn. Dùng methanol (TT) để hòa tan và chuyển toàn bộ cắn vào bình định mức 5 ml, thêm methanol (TT) vừa đủ đến vạch, lắc đều, lọc qua màng lọc 0,45 µm.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm X 4;6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 260 nm.

Tốc độ dòng: 1 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian    Pha động A       Pha động B

(min)              (% tt/tt)            (% tt/tt)

0-20                20 -40            80 -> 60

20-30                  40                    60

Tiêm dung dịch chuẩn. Tiến hành sắc ký và tính số đĩa lý thuyết của cột. số đĩa lý thuyết của cột tính trên pic calycosin-7-O-β-D-glucosid phải không dưới 3000.

Tiêm lần lượt dung dịch chuẩn và dung dịch thử. Tính hàm lượng calycosin-7-O-β-D-glucosid trong dược liệu dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử, dung dịch chuẩn, hàm lượng C22H22O10 của calycosin- 7-O-β-D-glucosid chuẩn.

Dược liệu phải chứa không ít hơn 0,02 % calycosin-7-O- β-D-glucosid (C22H22O10), tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hoạch rễ vào mùa xuân, mùa thu, loại bỏ rễ con và thân rồi phơi khô.

Bào chế

Hoàng kỳ phiến: Loại bỏ tạp chất, phân loại to, nhỏ, rửa sạch, ủ mềm, thái phiến dày, phơi khô.

Hoàng kỳ mật chích (chế mật): Hoàng kỳ đã thái phiến, lấy mật ong, hòa với ít nước sôi, trộn đều, ủ cho ngấm, sao nhỏ lửa cho vàng, khi sờ không dính tay thì lấy ra để nguội. Cứ 10 kg Hoàng kỳ dùng 2,5 kg đến 3,0 kg Mật ong.

Bảo quản

Để nơi khô, thoáng, tránh mốc, mọt.

Tính vị, quy kinh

Cam, ôn. Vào các kinh phế, tỳ.

Công năng, chủ trị

Bổ khí cổ biểu, lợi tiểu, trù mù, sinh cơ.

Chủ trị: Khí hư mệt mỏi, kém ăn; trung khí hạ hãm, tiêu chảy lâu ngày, sa tạng phủ, tiện huyết, rong huyết; ra mồ hôi; nhọt độc khó vỡ; nội nhiệt tiêu khát; viêm thận mạn.

Hoàng kỳ chích mật: Kiện tỳ ích khí.

Hoàng kỳ phiến: cố biểu, lợi tiểu, trừ mủ sinh cơ.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 9 g đến 30 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *