Húng chanh (lá)

0
1592

Folium Plectranthi amboinici

Lá tươi hoặc phơi âm can của cây Húng chanh [Plectranthus amboinicus (Lour.) spreng.], họ Bạc hà (Lamiaceae).

Mô tả

Lá hình bầu dục hay hình trứng rộng, đầu hơi nhọn hoặc tù, gốc hình nêm. Phiến lá dày, mọng nước, dài 6 cm đến 10 cm, rộng 4 cm đến 8 cm, mép khía tai bèo. Cả 2 mặt lá đều có lông tiết, mặt dưới nhiều hơn, cuống lá dài 2 cm đến 4 cm. Gân chính to, gân bên nhỏ, nổi rõ ở mặt dưới lá. Mùi thơm dễ chịu như mùi chanh, vị chua.

Vi phẫu

Biểu bì trên và biểu bì dưới có lông che chở đa bào gồm 3 tế bào đến 6 tế bào. Lông tiết có 2 loại: loại đầu có 2 tế bào, chân đơn bào rất ngắn và loại đầu đơn bào, chân đơn bào. Phần gân lá có mô dày sát biểu bì trên và biểu bì dưới. Tế bào mô mềm thành mỏng, to. Nhiều bó libe-gỗ hình trái xoan xếp thành vòng tròn ờ phần gân chính. Những bó phía trên nhỏ, những bó phía dưới to. Tất cả các bó đều quay gỗ vào phía trong. Phiến lá chỉ có một loại mô khuyết.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Toluen – ether dầu hỏa (30 °c đến 60 °0 (8 : 2).

Dung dịch thử: cất tinh dầu từ 100 g dược liệu bằng phương pháp cất kéo bằng hơi nước. Pha một giọt tinh dầu trong 1 ml ether dầu hỏa (30 °c đến 60 °C) (TT).

Dung dịch đối chiếu: cất tinh dầu từ 100 g lá Húng chanh (mẫu chuẩn) bằng phương pháp cất kéo bằng hơi nước. Pha một giọt tinh dầu trong 1 ml ether dầu hỏa (30 °c đến 60 aC)(TT)

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 pl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy ra bản mỏng ra, để khô ngoài không khí hay sấy nhẹ cho bay hết dung môi. Phun thuốc thử vanilin – acid sulfuric (TT), sấy bản mỏng ở 110 °c khoảng 10 min đến khi hiện rõ vết. Quan sát dưới ánh sáng thường. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Chế biến

Thu hái quanh năm, lúc trời khô ráo hái những lá bánh tẻ, loại bỏ lá sâu và lá già. Có thể phơi âm can.

Bảo quản

Nơi khô, mát.

Tính vị, quy kỉnh

Tân, ôn. Vào kinh phế, tỳ.

Công năng, chủ trị

Ôn phế trừ đàm, tân ôn giải biểu, tiểu độc.

Chủ trị: Cảm cúm, ho sốt do phong hàn, nục huyết, ho gà, khản tiếng, trùng thú cắn.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 10 g đến 16 g, dạng thuốc sắc, thuốc xông, vắt lá tươi lấy dịch uống, thường dùng lá tươi.

Rate this post

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây