banner-top
DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM 5 TẬP 1DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM 5 TẬP 2DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM BẢN BỔ SUNG

Lộc Giác (Cornu Cervi) – Dược Điển Việt Nam 5

Nếu nội dung bài viết chưa chính xác, vui lòng thông báo cho chúng tôi tại đây
Lộc giác

Tên khác: Gạc hươu

Sừng già (gạc) đã hoá xương hay gốc sừng (giác cơ) rụng  xuống sau khi đã cưa lấy nhung của Hươu sao đực (Cervus nippon Temminck), họ Hươu (Cervidae).
Người ta quen gọi là gạc Hươu sao (Mai hoa lộc giác) và gốc gạc hươu rụng (Lộc giác thoát bản).

Mô tả

Gạc Hươu sao: Thường chia thành 3 đến 4 nhánh, dài  30 cm đến 60 cm, đường kính 2,5 cm đến 5 cm, hai bên đối xứng. Đa số nhánh cạnh phát triển hướng về hai bên,  nhánh thứ nhất tương đối gần gốc sừng (Trân châu bàn),  nhánh thứ hai gần nhánh thứ nhất. Đầu nhánh chủ (nhánh chính) chia thành hai nhánh nhỏ. Mặt ngoài màu nâu vàng hoặc nâu xám. Đầu nhánh màu trắng xám không có lông. Bộ phận giữa và dưới thường có dạng bướu hay mấu nhỏ nổi lên, thường gọi là cốt đinh (đính xương), cốt đinh sắp xếp thành cạnh (lăng) dọc, không liên tục; ở dưới gốc sừng có mâm lồi lên gọi là Trân châu bàn. Chất rắn chắc. Mặt  cắt có vòng ngoài màu trắng, giữa màu xám, có những lỗ dạng tổ ong nhỏ. Vị hơi mặn.
Gốc gạc hươu rụng (Lộc giác thoát bàn): Hình mũ trụ hoặc mũ trụ dẹt, đường kính 3 cm đến 6 cm. Trân châu bản, đường kính 4,5 cm đến 6,5 cm, cao 1,5 cm đến 4 cm. Mặt ngoài màu nâu xám hay nâu vàng xám, sáng bóng. Phần giữa có lỗ dạng tổ ong. Mặt đáy phẳng, giống hình tổ ong, hầu hết màu trắng vàng hoặc nâu vàng. Mép chung quanh Trân châu bàn thường có lỗ nhỏ thưa. Mặt trên hơi phẳng, hình bán cầu không đều, chất cứng. Vòng ngoài mặt cắt có chất xương  màu trắng xám, phần giữa màu trắng. Vị hơi mặn.

Xem thêm: Kê Huyết Đằng (Caulis Spatholobi suberecti) – Dược Điển Việt Nam 5

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 17,0 %.
Cân chính xác khoảng 4 g bột thô chể phẩm vào cốc có mỏ, thêm 90 ml nước, đun sôi nhẹ trong 1 h (bổ sung lượng  nước hao hụt trong quá trình đun), lọc nóng, rửa cắn với 10 ml nước nóng, lọc. Gộp các dịch lọc và chuyển vào bình định mức 100 ml, thêm nước vừa đủ đến vạch, lắc đều. Lấy chính xác 25 ml dung dịch thu được vào cốc thủy tinh đã  làm khô và cân bì trước, cô trong cách thủy đến cắn khô,  cắn thu được sấy ô 105 °C trong 3 h, lấy ra để nguội trong bình hút ẩm 30 min, cân nhanh đế xác định khối lượng cắn. Tính phần trăm lượng chất chiết được bằng nước.

Chế biến

Thường thu lấy gạc hươu vào mùa xuân khi gạc rụng hoặc gốc sừng rụng xuống sau khi đã cưa lấy nhung hươu năm trước (gốc sừng còn lại, sẽ rụng vào mùa xuân năm sau).

Bào chế

Rửa sạch gạc, cưa thành khúc, ngâm tẩm trong nước ấm,  vớt gạc ra, chẻ thành phiến, phơi âm can đến khô, hoặc tán thành bột thô.

Bảo quản

Để gạc nơi khô, mát.

Tính vị, quy kinh

Hàm, ôn. Vào các kinh can, thận.

Công năng, chủ trị

Ôn thận dương, mạnh gân xương, hành huyết, tiêu thũng.

Chủ trị: Liệt dương di tinh, thắt lưng cột sống đau lạnh, âm thư, mụn nhọt, nhọt vú mới phát, ứ huyết sưng đau.

Xem thêm: Ké Đầu Ngựa (Quả) ( Fructus Xanthii strumarii) – Dược Điển Việt Nam 5

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 6 g đến 15 g, dạng thuốc cao, chế tễ lộc giác giao, lộc giác sương.

Kiêng kỵ

Người thận hư có hỏa không nên dùng, người thượng tiêu có đờm nhiệt, trung vị có hỏa không nên uống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *