Cách phòng chống bệnh Gout?

Bệnh Gout là một căn bệnh thường gặp và có dấu hiệu trẻ hóa. Hiện chưa có phương pháp trị dứt điểm bệnh Gout, do đó, mỗi người cần có ý thức bảo vệ sức khỏe để tránh mắc bệnh, gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

1. Điều trị tốt các bệnh lý về tim mạch, thận, tiểu đường

Tăng huyết áp, béo phì, tiểu đường… có thể là nguyên nhân dẫn đến rối loạn chuyển hóa, cản trở quá trình đào thải Acid uric. Ngược lại, khi mắc bệnh Gout, nguy cơ gặp các vấn đề về tim mạch, huyết áp cũng tăng lên, tạo thành vòng xoắn bệnh lý.

Chính vì vậy, điều trị và kiểm soát tốt các bệnh này có thể làm giảm nguy cơ xuất hiện bệnh Gout.

2. Giữ tinh thần thoải mái, giải tỏa căng thẳng, stress

Stress là một trong những yếu tố có thể dẫn tới bệnh Gout. Một số nghiên cứu đã chứng minh, Stress làm giảm lượng Vitamin B5 – hoạt chất có tác dụng làm giảm Acid uric máu.

Đồng thời, Stress khiến cơ thể giải phóng ra nhiều Cortisol, gây yếu cơ, tăng huyết áp, tăng lượng mỡ dự trữ, làm yếu hệ thống miễn dịch.

Ngoài ra, Stress cũng khiến người bệnh khó có thể kiểm soát được cân nặng, ăn uống vô độ dẫn đến tăng nguy cơ rối loạn chuyển hóa, làm tăng lượng Acid uric tích tụ.

Giữ tinh thần thoải mái để phòng chống bệnh Gout

Giữ tinh thần thoải mái để phòng chống bệnh Gout

Chính vì vậy, cần thư giãn và nghỉ ngơi hợp lý, luôn vui vẻ, lạc quan để tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh.

3. Tham gia các hoạt động thể dục thể thao phù hợp

Tập luyện thể thao rất tốt cho cơ thể, đặc biệt là những người bệnh Gout. Tuy nhiên, người bệnh không nên vận động quá mạnh hay kéo dài vì điều này làm ảnh hưởng không tốt đến xương khớp bị tổn thương.

Hầu hết những người bị bệnh Gout bị thừa cân, béo phì. Do đó, các bài tập vừa sức sẽ giúp tăng cường sức khỏe, giảm cân hiệu quả và điều hòa quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Một số bài tập thể dục thích hợp cho người bệnh gout như:

– Đi bộ: Môn thể thao mang lại những lợi ích to lớn không chỉ cho người bệnh Gout mà còn cho sức khỏe toàn diện của cơ thể. Đi bộ thường xuyên giúp tăng độ linh hoạt cho các khớp xương và tăng khả năng phục hồi của khớp bị tổn thương.

– Đạp xe đạp:

+ Khi vận động, cơ thể cũng tăng cường lưu thông máu, trao đổi chất, giúp giảm cân, tăng sức đề kháng.

+ Đạp xe cũng giúp tăng đào thải Axit uric, hạn chế sự tích tụ Urat trong cơ thể, nguyên nhân chính gây bệnh Gout.

+ Tuy nhiên, không nên đạp quá nặng hay gắng sức để tránh gây tổn thương các khớp. Chỉ tập luyện với cường độ phù hợp và đều đặn để có kết quả tốt nhất.

– Bơi lội:

+ Hoạt động này giúp tác động tới toàn bộ cơ thể cũng như các khớp, tăng sức đề kháng, tránh sự hình thành các hạt Tophi.

+ Khi bơi, các cơ sẽ phải chịu áp lực ít hơn, máu cũng lưu thông tốt hơn, giảm đau lưng, đau cột sống hiệu quả.

Bơi lội làm giảm nguy cơ mắc bệnh Gout

Bơi lội làm giảm nguy cơ mắc bệnh Gout

+ Bơi lội còn giúp tinh thần trở nên thoải mái, giảm căng thẳng, stress, một trong các nguyên nhân dẫn tới bệnh Gout.

– Yoga: Tăng cường sự dẻo dai xương khớp, hạn chế tổn thương về xương khớp và phòng ngừa thoái hóa. Tập Yoga còn có tác dụng thư giãn, giảm căng thẳng, áp lực, giúp cơ thể nhẹ nhàng, tỉnh táo.

Liệu pháp vận động, tập luyện thường xuyên là rất cần thiết để giúp bệnh nhân Gút cải thiện chức năng vận động, hạn chế tái phát cơn Gút cấp và giảm thiểu các biến chứng do bệnh gút gây ra.

4. Chế độ ăn để phòng bệnh gout

Để phòng ngừa mắc bệnh Gout cũng như giảm nguy cơ tái phát các cơn đau Gout cấp, cần lưu ý một số vấn đề sau:

– Nên ưu tiên các món luộc, hấp, hạn chế gia vị. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả.

– Uống nhiều nước mỗi ngày, làm tăng lượng nước tiểu, tăng sự đào thải Acid uric qua thận, giúp hạn chế lắng đọng Urat và hình thành các hạt Tophi gây biến chứng nặng nề. Một số nghiên cứu cho thấy, nước lọc có khả năng trung hòa acid uric và đào thải độc tố tốt gấp khoảng 3 lần so với các thức uống khác.

Uống nhiều nước giúp tăng thải trừ Acid uric

Uống nhiều nước giúp tăng thải trừ Acid uric

– Hải sản như tôm, cua hay nội tạng động vật có chứa hàm lượng Purin cao. Nên hạn chế dùng quá nhiều trong một bữa ăn khiến cơ thể phải làm việc tích cực hơn để tiêu hóa thức ăn và tăng nguy cơ tái phát ở người đã mắc bệnh.

Xem thêm: Chế độ ăn cho người bệnh Gout

Mỗi người cần xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý và một lối sống lành mạnh, giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả, sống khỏe mỗi ngày.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *