- THÔNG TIN SẢN PHẨM
- HỎI ĐÁP 0
- ĐÁNH GIÁ 0
Thuốc Atenolol STADA 50mg là thuốc gì?
Nhà sản xuất
Công ty TNHH LD Stada – Việt Nam.
Quy cách đóng gói
Mỗi hộp 10 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.
Dạng bào chế
Viên nén.
Thành phần
Mỗi viên thuốc có thành phần:
– Atenolol 50mg.
– Tá dược (tinh bột Ngô, Lactose, Povidon K25, Mg Stearat…) vừa đủ 1 viên.
Tác dụng của thuốc Atenolol STADA 50mg
Tác dụng của thành phần chính Atenolol
– Là chất chẹn Beta-Adrenergic chọn lọc với thụ thể Beta 1 ở tim.
– Làm giảm lực co cơ, giảm tần số tim, giảm trương lực giao cảm và hoạt tính của Renin. Vì thế, Atenolol được sử dụng để điều trị tăng huyết áp, loạn nhịp tim.
– Có thể làm tăng trương lực cơ trơn nhờ ức chế thụ thể Beta 2.
Chỉ định
Thuốc Atenolol STADA 50mg được sử dụng để điều trị:
– Đau thắt ngực.
– Nhồi máu cơ tim cấp.
Cách dùng
Cách sử dụng
– Thuốc dùng đường uống cùng với ly nước đầy.
– Uống trước bữa ăn.
Liều dùng
Với mỗi chỉ định cụ thể liều của Atenolol STADA 50mg như sau:
– Tăng huyết áp: Liều khởi đầu là 25-50mg/ngày, dùng mỗi ngày 1 lần. Có thể tăng liều lên 100mg x 1 lần/ngày. Hiệu quả điều trị đạt được sau 1-2 tuần.
– Đau thắt ngực: Liều khởi đầu là 50mg/ngày, dùng mỗi ngày 1 lần. Nếu sau 1 tuần vẫn không đạt đáp ứng tối ưu, có thể tăng liều lên 100mg x 1 lần/ngày.
– Loạn nhịp tim: Liều duy trì là 50-100mg/ngày, dùng mỗi ngày 1 lần.
– Nhồi máu cơ tim cấp: Uống 50mg sau khi tiêm cấp cứu 10 phút, sau nửa ngày uống tiếp 50mg. Trong 6-9 ngày tiếp theo, uống mỗi ngày 100mg chia thành 1 – 2 lần.
– Người suy thận: Giảm liều theo độ thanh thải Creatinin.
Cách xử trí khi quên liều, quá liều
Quên liều: Dùng lại liều đã quên ngay khi nhớ ra. Nếu thời điểm nhớ ra gần với liều dùng kế tiếp thì bỏ qua liều cũ và tiếp tục uống theo đúng như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều để bù vào liều đã quên.
Quá liều:
– Triệu chứng: Hạ huyết áp, tim đập chậm, suy tim cấp, co thắt phế quản.
– Xử trí:
+ Tiến hành rửa dạ dày, dùng than hoạt và thuốc nhuận tràng để loại bỏ thuốc. Sử dụng huyết tương hoặc chất thay thế huyết tương để xử trí hạ huyết áp. Có thể thẩm tách máu hoặc truyền tách máu.
+ Xử trí chậm nhịp tim bằng cách tiêm tĩnh mạch Atropin 1-2mg, có thể tiêm thêm 10mg Glucagon nếu cần. Dùng Glucagon không đáp ứng, truyền Dobutamin 2,5-10mcg/kg cân nặng/phút, có thể tăng liều Dobutamin nếu cần thiết.
+ Dùng các thuốc giãn phế quản để điều trị co thắt phế quản.
+ Gọi điện thoại cho bác sĩ hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Chống chỉ định
Không dùng Atenolol STADA 50mg cho các đối tượng sau:
– Người bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.
– Nhiễm Acid chuyển hóa.
– Hạ huyết áp.
– Sốc tim, chậm nhịp tim, block nhĩ thất.
– Bệnh hen nặng.
– Rối loạn tuần hoàn ngoại vi nặng.
– U tủy thượng thận chưa điều trị.
– Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nặng.
– Dùng kết hợp với Verapamil.
Tác dụng không mong muốn
Trong quá trình sử dụng Atenolol STADA 50mg bệnh nhân có thể gặp môt số tác dụng phụ với tần suất khác nhau được nêu dưới đây:
– Thường gặp:
+ Yếu cơ, mệt mỏi.
+ Lạnh đầu chi.
+ Tim đập chậm, block nhĩ thất, hạ huyết áp.
+ Buồn nôn, tiêu chảy.
– Ít gặp:
+ Rối loạn giấc ngủ.
+ Giảm ham muốn.
– Hiếm gặp:
+ Đau đầu, chóng mặt.
+ Giảm số lượng bạch cầu, tiểu cầu.
+ Làm nặng thêm suy tim, hạ huyết áp thế đứng, ngất.
+ Ảo giác, trầm cảm, tâm thần.
+ Rụng tóc, phát ban da, ban xuất huyết.
+ Loạn thị giác, khô mắt.
Nếu gặp phải bất cứ triệu chứng nào kể trên, lập tức thông báo cho bác sĩ.
Tương tác thuốc
Các tương tác thuốc trong khi sử dụng Atenolol STADA 50mg đã được tìm thấy như sau:
– Thuốc chống tăng huyết áp, thuốc lợi tiểu, Barbiturat, Phenothiazin: tăng tác dụng hạ huyết áp của Atenolol.
– Thuốc kháng Canxi kiểu Verapamil hay các thuốc chống loạn nhịp khác: có thể gây hạ huyết áp, loạn nhịp tim.
– Thuốc kháng Canxi kiểu Nifedipin: Tăng tác dụng hạ huyết áp, có thể làm nặng thêm bệnh suy tim.
– Các Glycosid tim: Chậm nhịp tim.
– Thuốc trị tiểu đường: Tăng tác dụng của các thuốc trị tiểu đường.
– Noradrenalin: Có thể gây tăng huyết áp quá mức.
– Indomethacin: Giảm tác dụng hạ huyết áp của Atenolol.
– Thuốc giãn cơ ngoại biên: Kéo dài tác dụng giãn cơ.
Bệnh nhân nên lập một danh sách các loại thuốc đang sử dụng và tiền sử dị ứng đưa cho bác sĩ để được tư vấn cách dùng hợp lý nhất.
Lưu ý khi sử dụng thuốc và cách bảo quản
Sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
– Đối với phụ nữ mang thai: Các thuốc chẹn Beta có thể gây thai lưu, sinh non do làm giảm sự tưới máu nhau thai. Vì thế, cần cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích của việc dùng thuốc cho người mẹ và những rủi ro có thể xảy ra cho thai nhi. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
– Đối với bà mẹ cho con bú: Thuốc Atenolol STADA 50mg được bài tiết vào sữa mẹ. Các nghiên cứu đã chỉ ra dùng thuốc cho đối tượng này có thể gây chậm nhịp tim hay hạ Glucose máu ở trẻ. Không dùng thuốc cho đối tượng này.
Những người lái xe và vận hành máy móc
Dùng thuốc có thể gây ảnh hưởng đến sự tỉnh táo và khả năng làm việc. Cần thận trọng khi sử dụng Atenolol STADA 50mg cho người lái xe và vận hành máy móc.
Điều kiện bảo quản
– Bảo quản ở nhiệt độ dưới 30 độ C.
– Giữ ở nơi khô ráo, tránh ẩm, tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào.
– Để xa tầm tay của trẻ em và thú nuôi trong nhà.
Thuốc Atenolol STADA 50mg giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Hiện nay, thuốc Atenolol STADA 50mg đang được bày bán rộng rãi trên thị trường với mức giá dao động khoảng 100.000 VNĐ, giá bán thay đổi tùy theo từng cơ sở bán và phân phối. Để mua được sản phẩm chất lượng tốt, giá cả hợp lý, đồng thời được các dược sĩ tư vấn tận tình kết hợp với dịch vụ giao hàng nhanh chóng, hãy liên hệ với chúng tôi theo các cách sau đây:
– Gọi điện đến số hotline của nhà thuốc.
– Đặt hàng ngay trên website.
– Chat với dược sĩ tư vấn.
Review của khách hàng về chất lượng sản phẩm
Thuốc Atenolol STADA 50mg có tốt không? Hiệu quả như thế nào? Để được giải đáp thắc mắc, hãy cùng chúng tôi điểm lại những ưu nhược điểm chính của sản phẩm này như sau:
Ưu điểm
– Liều thường dùng mỗi ngày là 1 lần, vì thế giảm nguy cơ quên liều.
– Có tác dụng tốt, giúp điều trị hiệu quả tăng huyết áp, đau thắt ngực, loạn nhịp tim.
Nhược điểm
– Chống chỉ định dùng cho nhiều đối tượng như hạ huyết áp, chậm nhịp tim, bệnh hen nặng…
– Có thể gây ra nhiều tương tác với các thuốc khác.
– Có thể ảnh hưởng đến thai nhi hoặc trẻ bú sữa mẹ.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.