Duotrav là thuốc gì?
Nhà sản xuất
S.A. Alcon-Couvreur N.V.
Quy cách đóng gói
Hộp 1 lọ 2.5 ml.
Dạng bào chế
Dung dịch nhỏ mắt.
Thành phần
Mỗi ml dung dịch có chứa:
– Travoprost 40μg.
– Timolol (dưới dạng Timolol maleat) 5mg.
– Tá dược vừa đủ.
(Tá dược gồm: Polyquaternium-1 10 pg, Mannitol (E421), Propylen glycol (E1520), dầu thầu dầu Polyoxyethylen hydro hóa 40 (HCO-40), Acid boric, Natri clorid, Natri hydroxid, Axit hydrocloric, nước tinh khiết).
Tác dụng của thuốc
Tác dụng của các thành phần chính trong công thức
– Thuốc có chứa hai hoạt chất: Travoprost và Timolol maleat.
– Travoprost là một chất tương tự Prostaglandin F2a, nó làm giảm áp lực nội nhãn bằng cách tăng tiết thủy dịch qua mạng lưới bè và bồ đào củng mạc. Sau khi dùng 1 liều duy nhất, nó có hiệu quả sau khoảng 2 giờ nhỏ mắt, tối đa ở giờ 24 và kéo dài tác dụng nhiều nhờ sau đó.
– Timolol là hoạt chất chẹn Adrenergic không chọn lọc, khi dùng tại chỗ có tác dụng làm giảm sự hình thành và tăng thoát thủy dịch.
– Kết hợp hai thành phần này làm giảm áp lực nội nhãn (IOP) bằng các cơ chế bổ sung cho nhau và tác dụng kết hợp dẫn tới làm giảm nhãn áp tốt hơn so với khi sử dụng từng thành phần đơn độc.
Chỉ định
Thuốc có tác dụng làm giảm áp lực nội nhãn (IOP) ở người lớn khi mắc các bệnh:
– Glôcôm góc mở.
– Tăng nhãn áp.
– Các trường hợp không đáp ứng với các thuốc chẹn Beta hoặc các thuốc tương tự Prostaglandin.
Cách dùng
Cách sử dụng
– Chỉ dùng để nhỏ mắt.
– Để tránh nhiễm khuẩn, cần thận trọng không được để đầu nhỏ của lọ thuốc chạm vào mí mắt, xung quanh mắt hoặc bất cứ bề mặt nào. Đóng kín nắp khi không sử dụng.
– Nên chặn ống lệ hoặc nhắm nhẹ mí mắt sau khi nhỏ thuốc. Điều này có thể làm giảm việc hấp thu toàn thân và hạn chế tác dụng không mong muốn.
– Nếu sử dụng nhiều loại thuốc cho mắt, phải dùng cách nhau ít nhất 5 phút.
– Tháo kính áp tròng mềm trước khi dùng thuốc, chỉ đeo lại sau khoảng 15 phút nhỏ mắt.
Liều dùng
Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, có thể tham khảo liều dùng sau:
Người lớn:
– Nhỏ 1 giọt/lần vào buổi sáng hoặc tối. Nên nhỏ thuốc vào cùng một thời điểm mỗi ngày.
– Khi dùng thuốc Duotrav để thay thế một thuốc điều trị Glôcôm khác thì ngừng dùng thuốc đó và bắt đầu dùng thuốc Duotrav vào ngày tiếp theo.
– Không cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy gan hoặc suy thận.
Trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi: không khuyến cáo dùng thuốc do tính an toàn và hiệu quả điều trị chưa được xác định.
Người cao tuổi (trên 65 tuổi): không có sự khác biệt về tính an toàn và hiệu quả giữa người cao tuổi và người lớn. Do đó, không cần điều chỉnh liều ở đối tượng này.
Cách xử trí khi quên liều, quá liều
– Quên liều: nếu quên nhỏ một liều thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục dùng thuốc với liều tiếp theo như bình thường. Không nên nhỏ quá 1 giọt/lần mỗi ngày do có thể làm giảm tác dụng của thuốc.
– Quá liều: không có các phản ứng đặc hiệu khi nhỏ thuốc quá liều.
– Trong trường hợp không may nuốt phải thuốc, có thể xuất hiện các triệu chứng quá liều như chậm nhịp tim, hạ huyết áp, suy tim, co thắt phế quản. Trong trường hợp này, cần điều trị triệu chứng và có biện pháp điều trị hỗ trợ kịp thời.
Chống chỉ định
Không dùng thuốc trong trường hợp sau:
– Quá mẫn cảm với Travoprost, Timolol và các chất chẹn Beta khác hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
– Hen phế quản hoặc có tiền sử hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nặng.
– Nhịp tim chậm, block nhĩ thất độ hai hoặc ba, suy tim, sốc tim.
– Viêm mũi dị ứng nặng.
– Loạn dưỡng giác mạc.
Tác dụng không mong muốn
Khi dùng thuốc Duotrav có thể gặp một số tác dụng phụ sau:
– Rối loạn tâm thần: lo âu, trầm cảm.
– Rối loạn hệ thần kinh: chóng mặt, nhức đầu, tai biến mạch máu não, ngất, dị cảm.
– Rối loạn mắt: xung huyết mắt, viêm giác mạc chấm, nhìn mờ, khô, đau mắt, khó chịu ở mắt, kích ứng.
– Rối loạn tim: nhịp tim chậm, rối loạn nhịp tim, nhịp tim không đều.
– Rối loạn hô hấp, lồng ngực và trung thất: khó thở, hen suyễn, khản tiếng, co thắt phế quản, ho, ngứa họng, đau hầu họng.
– Rối loạn hệ tiêu hóa: thay đổi vị giác.
– Rối loạn gan mật: tăng men gan Alanin aminotransferase và Aspartat aminotransferase.
– Rối loạn da và mô dưới da: phát ban, viêm da tiếp xúc, rậm lông tóc, tăng sắc tố da, nổi mề đay, nám da, rụng tóc.
Nếu mức độ của tác dụng phụ trở nên nghiêm trọng, liên lạc ngay với bác sĩ để được tư vấn hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.
Tương tác thuốc
Chưa có nghiên cứu về tương tác của thuốc. Các tương tác có thể xảy ra do tương tác của từng thành phần của thuốc.
– Timolol dùng đồng thời với thuốc ức chế CYP2D6 làm tăng tác dụng chẹn Beta toàn thân (giảm nhịp tim, trầm cảm).
– Travoprost có tác dụng hiệp đồng dẫn tới hạ huyết áp, chậm nhịp tim khi dùng đồng thời với các thuốc chẹn kênh Calci, thuốc chẹn Beta-adrenergic, chống loạn nhịp, Glycosid tim loại Digitalis, Guanethidin.
– Travoprost có thể làm tăng tác dụng hạ đường huyết của các thuốc điều trị đái tháo đường.
– Travoprost làm giảm đáp ứng của cơ thể với Adrenalin. Cần đặc biệt thận trọng đối với các bệnh nhân có tiền sử dị ứng sốc phản vệ.
– Đã có báo cáo về các trường hợp giãn đồng tử do sử dụng đồng thời Travoprost và Adrenalin.
Nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng đồng thời với các thuốc khác.
Lưu ý khi sử dụng thuốc và cách bảo quản
Sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Phụ nữ có thai:
– Các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy, thuốc có nguy cơ làm thai chậm phát triển và có xuất hiện triệu chứng như chậm nhịp tim, hạ huyết áp, suy hô hấp và hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh.
– Không nên dùng thuốc trong suốt thai kỳ trừ khi thực sự cần thiết. Vì vậy, nếu dùng thuốc trong khi mang thai cho đến lúc sinh, trẻ sơ sinh cần được theo dõi cẩn trọng trong suốt những ngày đầu sau sinh.
Bà mẹ cho con bú: chưa biết thuốc có bài tiết vào sữa mẹ hay không. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy, thuốc được bài tiết vào sữa. Tuy nhiên, Travoprost và Timolol đường uống có khả năng gây ra các tác dụng không mong muốn nghiêm trọng cho trẻ bú mẹ. Do đó, không khuyến cáo sử dụng thuốc cho đối tượng này.
Những người lái xe và vận hành máy móc
Thuốc không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng không đáng kể đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Điều kiện bảo quản
– Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 30°C.
– Để xa tầm tay của trẻ em.
– Vứt bỏ lọ thuốc sau khi mở nắp quá 1 tháng.
Thuốc Duotrav giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Thuốc Duotrav hiện được bày bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc với giá dao động từ 380.000-450.000 đồng/lọ. Hiện nay trên tran web của chúng tôi mang đến cho khách hàng với mức giá tri ân 375.000 VNĐ.
Để mua được thuốc uy tín với giá ưu đãi, chất lượng đảm bảo, có thể liên hệ trực tiếp tại website của công ty hoặc goi đến số hotline của chúng tôi.
Chúng tôi cam kết: Ở ĐÂU RẺ NHẤT, CHÚNG TÔI RẺ HƠN.
Review của khách hàng về chất lượng sản phẩm
Tại sao thuốc Duotrav được nhiều người tìm mua? Thuốc có tốt không? Để trả lời câu hỏi trên, hãy cùng chúng tôi Dược Điển Việt Nam điểm lại những ưu nhược điểm chính của sản phẩm này như sau:
Ưu điểm
– Nhỏ gọn, dễ mang theo.
– Thuốc tác dụng nhanh và hiệu quả.
Nhược điểm
– Thận trọng khi sử dụng ở phụ nữ có thai và cho con bú.
– Dạng thuốc nhỏ mắt dễ bị nhiễm khuẩn, do đó cần sử dụng và bảo quản cẩn thận.
– Giá thành tương đối cao.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.