Thuốc Humulin N là thuốc gì?
Nhà sản xuất
Eli Lilly and Company, Mỹ.
Quy cách đóng gói
Hộp 1 lọ chứa 10mL dung dịch thuốc.
Dạng bào chế
Dung dịch tiêm.
Thành phần chính
Mỗi lọ thuốc chứa thành phần chính gồm:
– Insulin 100 IU/mL.
– Tá dược vừa đủ.
Tác dụng của thuốc
Tác dụng của thành phần chính Insulin
– Thuốc có chứa thành phần chính là Insulin người, được sản xuất bằng công nghệ DNA tái tổ hợp từ chủng Escherichia coli không gây bệnh trong phòng thí nghiệm. Sau đó kết hợp với Protamine Sulfate tạo hỗn dịch tinh thể.
– Insulin được tiết ra bởi tế bào Beta tuyến tụy nhằm kiểm soát nồng độ đường huyết trong cơ thể.
– Cơ chế tác dụng của Insulin: giảm glucose máu bằng cách tăng hấp thu glucose ở ngoại vi bởi cơ xương và chất béo, đồng thời ức chế sản xuất glucose ở gan.
Chỉ định
Thuốc được chỉ định trong các trường trường hợp đái tháo đường ở mọi đối tượng nhằm kiểm soát đường huyết hiệu quả.
Cách dùng
Cách sử dụng
– Thuốc được bào chế và sử dụng ở dạng dung dịch tiêm. Bệnh nhân đưa thuốc vào cơ thể bằng các đường tiêm bắp hoặc tiêm dưới da bụng. Lưu ý không được tiêm thuốc theo đường tĩnh mạch.
– Trong quá trình điều trị, cần thiết phải xoay vòng các vị trí liên tục từ lần tiêm này sang lần tiêm tiếp theo để giảm nguy cơ loạn dưỡng mỡ. Và không nên tác động cơ học mạnh vào các vị trí tiêm.
Liều dùng
– Liều lượng thuốc được sử dụng dựa trên kết quả theo dõi đường huyết và mục tiêu kiểm soát ở từng người bệnh cụ thể. Cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.
– Có thể cần điều chỉnh liều dùng thuốc khi thay đổi hoạt động thể chất, chế độ bữa ăn, chức năng thận, gan, trong bệnh cấp tính hoặc khi sử dụng kết hợp với các loại thuốc khác.
Cách xử trí khi quên liều, quá liều
Quên liều: Cần thông báo cho bác sĩ điều trị để xử lý bổ sung liều đã quên.
Quá liều:
– Triệu chứng:
+ Hạ đường huyết, biểu hiện: chóng mặt, đổ mồ hôi, nhức đầu, lú lẫn, nhức đầu, run rẩy, tim đập nhanh, nôn mửa.
+ Hạ Kali trong máu.
– Cách xử trí:
+ Hạ đường huyết nhẹ có thể được điều trị bằng cách uống glucose hoặc các sản phẩm đường.
+ Các đợt nặng hơn kèm theo hôn mê, co giật hoặc suy giảm thần kinh cần điều trị bằng Glucagon (tiêm bắp hoặc tiêm dưới da), truyền tĩnh mạch glucose.
+ Hạ kali máu phải được điều chỉnh thích hợp.
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc trong các trường hợp sau:
– Các đợt hạ đường huyết.
– Có tiền sử phản ứng quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Tác dụng không mong muốn
Bên cạnh tác dụng điều trị, bệnh nhân có thể gặp một số phản ứng bất lợi sau:
– Hạ đường huyết quá mức.
– Hạ kali máu.
– Phù ngoại vi (do bị giữ Natri máu).
– Loạn dưỡng mỡ, teo mỡ.
– Amyloidosis trên da tại chỗ tiêm.
– Tăng cân.
– Tính sinh miễn dịch.
– Phản ứng dị ứng: ban đỏ, phù nề, ngứa tại vị trí tiêm.
Báo cho bác sĩ, dược sĩ các thuốc và thực phẩm chức năng đang sử dụng để được tư vấn và điều chỉnh phù hợp.
Tương tác thuốc
Các tương tác thuốc cần lưu ý khi sử dụng thuốc là:
– Tăng nguy cơ hạ đường huyết quá mức như: thuốc tiểu đường khác, chất ức chế MAO, Salicylat, kháng sinh Sulfonamid, thuốc ức chế men chuyển,…
– Làm tăng tác dụng hạ đường huyết: Corticosteroid, thuốc tránh thai, Isoniazid, thuốc lợi tiểu, Phenothiazin, thuốc cường giao cảm, Glucagon , chất ức chế Protease và hormone tuyến giáp,…
– Ảnh hưởng (có thể tăng hoặc giảm) đến tác dụng hạ đường huyết: nhóm thuốc chẹn Beta, Clonidin, muối Lithi và rượu.
Khi sử dụng đồng thời thuốc Humulin N 100IU/mL với các loại thuốc trên, cần thiết điều chỉnh liều và thường xuyên theo dõi glucose máu.
Lưu ý khi sử dụng thuốc và cách bảo quản
Sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
– Thai kỳ: Không có mối liên hệ nào được xác định về việc sử dụng Insulin ở phụ nữ có thai với các dị tật bẩm sinh hay các kết quả bất lợi khác. Tất cả các phương pháp nghiên cứu hiện có đều có những hạn chế.
– Cho con bú: Thuốc được chuyển vào sữa mẹ nhưng không gây phản ứng bất lợi nào cho trẻ bú mẹ và việc bài tiết sữa.
Người lái xe và vận hành máy móc
Khả năng tập trung và tốc độ phản ứng của bệnh nhân có thể bị ảnh hưởng do hạ đường huyết. Vì vậy nên xem xét và thực hiện các biện pháp phòng ngừa hạ đường huyết khi lái xe hoặc vận hành máy móc nặng.
Lưu ý đặc biệt khác
– Trong quá trình tiêm thuốc vào cơ thể, không sử dụng lại bơm tiêm hoặc dùng chung với người khác.
– Cần chú ý theo dõi nếu chuyển sang điều trị bệnh bằng một thuốc chữa tiểu đường cùng loại hoặc khác loại, yêu cầu có sự chỉ dẫn và giám sát của bác sĩ.
– Kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý và luyện tập thể dục thể thao để nhanh kiểm soát lượng đường trong máu.
Điều kiện bảo quản
– Bảo quản thuốc ở môi trường khô thoáng, nhiệt độ ổn định và không được cao hơn 30 độ C.
– Tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào.
– Để xa tầm với của trẻ nhỏ.
– Sau khi mở lọ nên sử dụng thuốc ngay, không để dung dịch tiếp xúc với không khí trong thời gian dài. Vì dễ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển, dẫn đến phá hủy thuốc hoặc giảm tác dụng điều trị.
Thuốc Humulin N 100IU/mL mua ở đâu? Giá bao nhiêu?
Hiện nay, thuốc Humulin N 100IU/mL đang được bán rộng rãi tại các quầy thuốc và cơ sở y tế được cấp phép trên toàn quốc. Giá tại mỗi cơ sở có thể dao động từ 170.000 – 200000 VNĐ/hộp.
Tuy nhiên, để có hộp thuốc chất lượng tốt, chính hãng với giá ưu đãi nhất, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline hoặc website của công ty để được tư vấn cụ thể, kết hợp với dịch vụ giao hàng nhanh chóng.
Chúng tôi cam kết đem đến dịch vụ TẬN TÂM NHẤT. Sự hài lòng của khách hàng luôn được chúng tôi đặt lên hàng đầu.
Review của khách hàng về thuốc
Thuốc Humulin N 100IU/mL có tốt không? Đây là thắc mắc chung của khách hàng khi tìm hiểu về sản phẩm này. Tốt hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố: Thứ nhất là nơi mua, có mua đúng hàng chuẩn hay không. Thứ 2 là cách dùng, dùng có đúng như hướng dẫn của bác sĩ chỉ định.
Hãy cùng chúng tôi điểm lại ngắn gọn những ưu nhược điểm của sản phẩm này:
Ưu điểm
– Thuốc có thể sử dụng cho nhiều đối tượng, bao gồm cả trẻ em và phụ nữ cho con bú.
– Thuốc có thời gian tác dụng dài hơn Insulin thông thường, giảm được số lần dùng trong ngày.
Nhược điểm
– Giá thành tương đối cao.
– Sử dụng đòi hỏi kỹ thuật cao hơn các dạng thuốc uống.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.