Top 5 thực phẩm người bị đột quỵ tuyệt đối cần tránh

Chế độ ăn dinh dưỡng ở người đột quỵ

Chế độ ăn dinh dưỡng ở người đột quỵ

Đột quỵ (còn được gọi là tai biến mạch máu não) có thể để lại nhiều di chứng từ nhẹ đến nặng (như liệt nửa người, khó khăn trong việc giao tiếp, vận động…), có thể phục hồi dần dần theo thời gian. Chính vì vậy, kết hợp vật lý trị liệu cùng với chế độ ăn uống thích hợp sẽ góp phần cải thiện triệu chứng của căn bệnh và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Sau khi xuất hiện cơn đột quỵ, người mắc bệnh có thể xuất hiện những biểu hiện như:

– Cảm giác chán ăn (không có cảm giác thấy đói).

– Các vấn đề về bàn tay hoặc cánh tay gây khó khăn cho việc ăn uống.

– Gặp chứng khó nuốt.

– Vấn đề về trí nhớ dẫn đến quên thời gian ăn uống.

Những khó khăn này khiến cơ thể khó nhận được chất dinh dưỡng cần thiết, làm chậm quá trình phục hồi.

Nguyên tắc để cải thiện triệu chứng dành cho người đột quỵ bằng chế độ ăn như sau:

– Bổ sung những thực phẩm nên ăn để giúp bệnh hồi phục nhanh hơn.

– Bệnh nhân cần chăm sóc mình bằng cách giảm bớt 4 nhóm thực phẩm sau để vừa giúp bệnh mau khỏi, vừa tránh nguy cơ tái phát đột quỵ lần 2:

1. Đồ ăn, thức uống chứa nhiều muối

Đồ ăn chứa nhiều muốn là món đầu tiên mà người đột quỵ cần phải kiêng. Việc sử dụng quá nhiều muối trong chế biến món ăn có thể làm tăng huyết áp của người đột quỵ. Tăng huyết áp làm gia tăng áp lực lên thành mạch, có thể tác động vào những mạch máu mỏng, đã xuất hiện vết nứt, rò rỉ dẫn đến xuất huyết tái phát.

Chính vì vậy cần hạn chế thêm muối khi nấu ăn, đọc nhãn thực phẩm chế biến sẵn, chỉ sử dụng những loại có hàm lượng muối thấp. Cùng với đó nên thay muối bằng những loại gia vị hoặc thảo mộc để tăng hương vị, tăng cảm giác thèm ăn. Lúc đầu có thể gây khó khăn nhưng vị giác sẽ được cải thiện dần dần trong vài tuần.

Không nên chế biến những món ăn với nhiều muối

Không nên chế biến những món ăn với nhiều muối

2. Chất béo bão hòa

Chất béo bão hòa ảnh hưởng như thế nào cới người đột quỵ? Giới trẻ đang có xu hướng ngày càng ưa thích những thực phẩm chế biến ăn, đồ ăn nhanh. Tuy nhiên, chúng lại chứa ít chất dinh dưỡng, nhiều dầu mỡ.

Cần hạn chế những thực phẩm giàu hoặc chứa hàm lượng tương đối chất béo bão hòa như các loại bánh quy, bánh ngọt, lòng lợn, thịt chế biến sẵn, móng giò nhiều mỡ, đồ chiên, khoai tây chiên, các món ăn nhanh khác, kem, bơ, bơ thực vật, dầu cọ, dầu dừa,… Chúng có thể gây tình trạng Cholesterol máu cao khiến chúng tích tụ lên thành mạch dẫn đến tắc nghẽn mạch máu não.

Hạn chế đồ ăn chứa nhiều chất béo bão hòa

Hạn chế đồ ăn chứa nhiều chất béo bão hòa

3. Thực phẩm chứa nhiều đường

Lí do không nên ăn những thực phẩm chứa nhiều đường? Đặc biệt cần hạn chế một số loại đồ uống hoặc thức ăn chứa nhiều đường như nước ngọt, bánh kẹo, đồ uống từ trái cây chứa nhiều đường, nước tăng lực,… Khi ăn quá nhiều đường, trong máu sẽ dư thừa Insulin tác động đến các động mạch trên khắp cơ thể, khiến thành mạch dày lên và bị viêm.

Hạn chế đồ ăn chứa nhiều đường

Hạn chế đồ ăn chứa nhiều đường

4. Rượu bia

Ngay cả với những người bình thường, việc uống rượu bia cũng là căn nguyên dẫn đến các bệnh lý về tim mạch như tăng huyết áp… Đây cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ dẫn đến đột quỵ.

Đối với những người bị đột quỵ, khuyến cáo không uống rượu bia hoặc hạn chế đến mức tối thiểu rượu bia và các chất kích thích. Điều này không chỉ góp phần tăng hiệu quả điều trị, đồng thời giảm thiểu tối đa nguy cơ tái phát đột quỵ.

Kiểm soát tốt lượng rượu đưa vào trong cơ thể

Kiểm soát tốt lượng rượu đưa vào trong cơ thể

5. Cà phê

Không chỉ hạn chế rượu sau đột quỵ, những chất kích thích khác cũng cần phải tránh như cà phê. Các chất này được chứng minh làm tăng huyết áp đột ngột trong khoảng thời gian ngắn, đồng thời làm ảnh hưởng đến tim mạch dẫn đến tăng nguy cơ tiến triển thành tai biến. Vì vậy đối tượng có nguy cơ hoặc đang mắc cần phải tránh.

Hạn chế uống cà phê sau cơn đột quỵ

Hạn chế uống cà phê sau cơn đột quỵ

Ngoài những thực phẩm phải kiêng bên trên, người bệnh bổ sung những món sau vào bữa ăn như:

– Cá, rau quả (cải xoăn, bông cải xanh và rau bina,…).

– Những loại đậu (đậu nành, đậu Hà Lan,…).

– Sữa chua, trái cây (táo, chuối,…), bột yến mạch.

– Thực phẩm cung cấp Vitamin và khoáng chất.

– Các loại trà thảo dược như trà hoa cúc, trà bạc hà… hoặc sử dụng những bài thuốc đông y.

Chúng được sử dụng sau đột quỵ do không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn phòng tránh đột quỵ tái phát.

Ngoài những thực phẩm nên ăn cũng cần chú ý đến những thông tin dưới đây:

– Xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh như nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục thường xuyên…

– Sử dụng những sản phẩm hỗ trợ điều trị như HT Stokend…

– Không hút thuốc lá.

– Luyện tập vật lý trị liệu kiên trì.

Một trong những điều quan trọng là chúng ta cần phòng ngừa đột quỵ từ khi còn khỏe mạnh.

Việc kết hợp chế độ ăn uống đúng cách và vật lý trị liệu có thể cải thiện khả năng đi đứng của người bệnh, giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện triệu chứng do đột quỵ đưa ra. Mong rằng với bài viết trên hữu ích cho bạn.

Các bài viết của Dược Điển Việt Nam chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *