Ung thư dạ dày – Giải đáp mọi điều cần biết

Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là căn bệnh ác tính vô cùng nguy hiểm, có khả năng di căn cao và gây tử vong. Vậy nguyên nhân gây bệnh, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị là gì? Hãy cùng Dược Điển Việt Nam tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây nhé.

I. Ung thư dạ dày là gì?

Ung thư dạ dày được hiểu là tình trạng các tế bào cấu trúc của dạ dày phát triển mất kiểm soát, đột biến, hình thành các khối u tại dạ dày, những khối u này có thể lan ra xung quanh và các cơ quan khác xa hơn (di căn xa).

Hiện nay, ung thư dạ dày được xếp vào nhóm những bệnh ung thư phổ biến trên thế giới. Tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi của nam giới cao gấp 2 lần nữ giới.

Đây là căn bệnh có liên quan đến vi khuẩn HP (Helicobacter pylori), chế độ ăn uống và một số yếu tố khác như môi trường.

Thông thường, ung thư dạ dày diễn ra âm thầm ở những giai đoạn đầu, nên khi phát hiện được đã ở giai đoạn muộn.

Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày

II. Các dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày cần biết

Theo các chuyên gia, ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng, rất khó để nhận biết. Chuyển sang giai đoạn tiến triển, bệnh thường có những dấu hiệu đặc trưng sau:

Giai đoạn đầu: Ung thư dạ dày có thể khiến người bệnh bị đau bụng, ợ hơi, sụt cân bất thường, buồn nôn, chán ăn.

Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh ung thư dạ dày

Giai đoạn muộn hơn: Các khối u có thể di chuyển qua lớp niêm mạc, lan ra hạch bạch huyết, cuối cùng là di căn ra khắp cơ thể. Người bệnh xuất hiện cơn đau bụng càng ngày càng nghiêm trọng mà không có dấu hiệu thuyên giảm ngay cả khi đã dùng thuốc, ợ hơi kéo dài, xuất huyết tiêu hóa.

Nếu quan sát thấy bản thân có một trong các triệu chứng trên phải nhanh chóng đi khám bác sĩ, để kiểm tra sức khỏe giúp phát hiện bệnh kịp thời và giúp việc điều trị hiệu quả hơn. Tuyệt đối không được chủ quan và do dự sẽ khiến bệnh nhanh chóng chuyển sang giai đoạn nặng, lúc này rất khó để điều trị.

Dấu hiệu nhận biết ung thư dạ dày

Dấu hiệu nhận biết ung thư dạ dày

III. Nguyên nhân gây ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày có thể bắt nguồn từ những yếu tố liên quan đến các tổn thương tiền ung thư, yếu tố môi trường, nội sinh và di truyền. Sau đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến ung thư dạ dày:

1. Tổn thương tiền ung thư

Các tổn thương tiền ung thư như teo niêm mạc dạ dày gây ra do viêm dạ dày mãn tính kéo dài, không được điều trị. Lúc này, các tế bào ở niêm mạc dạ dày sẽ biến đổi với hình thái giống như tế bào ở ruột và đại tràng, tế bào niêm mạc dạ dày biến đổi cấu trúc, vượt quá sự kiểm soát của cơ thể.

Kế tiếp các biến đổi dị sản của tế bào, sẽ đến các biến đổi loạn sản từ mức độ nhẹ, vừa đến nặng. Nếu loạn sản kéo dài sẽ dẫn đến ung thư dạ dày.

2. Nhiễm Helicobacter pylori (HP)

Helicobacter pylori là loại vi khuẩn sinh sống ở lớp nhầy niêm mạc dạ dày và sản xuất urease. Chính chất này gây phá hủy thành niêm mạc dạ dày, hình thành các tổn thương và viêm nhiễm mãn tính.

Theo thống kê, trên thế giới có tới  50% dân số bị nhiễm HP, trong số đó chỉ có một số bệnh nhân nhiễm HP sẽ tiến triển thành bệnh loét dạ dày – tá tràng. Và rất ít trường hợp tiến triển thành ung thư dạ dày. Ung thư dạ dày hình thành là do sự tương tác giữa chủng HP bị nhiễm với đặc điểm di truyền và thói quen ăn uống xấu của người bị nhiễm.

3. Di truyền

Ung thư dạ dày liên quan tới một số hội chứng di truyền bao gồm đa polyp tuyến, ung thư đại trực tràng di truyền không đa polyp,… Đột biến gen CDH1 đã được các nghiên cứu chứng minh rằng có liên quan đến ung thư dạ dày. CDH1 là một gen ức chế tế bào dạ dày phát triển, khi nó bị đột biến sẽ làm mất khả năng kiểm soát này dẫn tới ung thư dạ dày. Theo ước tính, tỷ lệ di truyền gen viêm teo dạ dày từ người mẹ sang con là 48%.

4. Tiền sử phẫu thuật dạ dày

Theo các chuyên gia, những bệnh nhân có tiền sử phẫu thuật dạ dày thường sẽ có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn so với người bình thường. Do đó, với những người có tiền sử phẫu thuật dạ dày, cần phải tầm soát định kỳ để phát hiện ung thư sớm.

Ngoài những nguyên nhân kể trên, còn có một số nguyên nhân khác góp phần dẫn đến ung thư dạ dày như:

– Chế độ ăn uống, sinh hoạt: Với những người có thói quen ăn uống không tốt, thường xuyên nhịn ăn, bỏ bữa, ăn không đủ chất, hay ăn đồ cay nóng, thức khuya, làm việc căng thẳng,… có nguy cơ cao mắc các bệnh lý dạ dày.

– Tuổi tác: Ung thư dạ dày có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, khi tuổi càng cao nguy cơ mắc ung thư dạ dày càng cao, đặc biệt là những người sau 50 tuổi.

– Béo phì: Người béo phì có khả năng mắc ung thư dạ dày hơn người bình thường, đặc biệt là ung thư phần tâm vị.

Nguyên nhân gây ung thư dạ dày

Nguyên nhân gây ung thư dạ dày

IV. Ung thư dạ dày có chữa được không?

Ung thư dạ dày chữa được không? Đây là câu hỏi được rất nhiều quan tâm. Câu trả lời là có, tuy nhiên còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, có thể kể đến như thể trạng của người bệnh, giai đoạn tiến triển của bệnh và nguyên nhân gây ra bệnh.

Nếu ung thư dạ dày được phát hiện sớm, mới chỉ ở giai đoạn đầu thì việc điều trị là khả quan. Người bệnh cần phối hợp với bác sĩ tuân thủ phác đồ điều trị phù hợp. Đồng thời, bệnh nhân cũng cần điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống để góp phần mang lại hiệu quả điều trị cao hơn.

Còn trường hợp bệnh ở giai đoạn phát triển hay giai đoạn muộn thì khả năng chữa khỏi là khá thấp, các biện pháp điều trị lúc này chỉ nhằm mục đích kéo dài sự sống cho bệnh nhân. Do vậy, việc kiểm tra sức khỏe thường xuyên để kiểm soát, phát hiện bệnh có ý nghĩa rất lớn trong điều trị bệnh nói chung và bệnh ung thư dạ dày nói riêng.

V. Ung thư dạ dày sống được bao lâu?

Đây là nỗi lo lắng của rất nhiều bệnh nhân bị ung thư dạ dày. Như chúng ta đã biết, ung thư dạ dày là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, là nguyên nhân dẫn đến tử vong cao thứ 2.

Thông thường, tiên lượng bệnh ung thư dạ dày phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và giai đoạn bệnh. Ở những giai đoạn đầu thì tỷ lệ sống thường cao hơn nhờ vào can thiệp phẫu thuật. Khi bệnh đã ở giai đoạn cuối thì không thể tiến hành phẫu thuật, khi đó, thời gian sống của người bệnh phụ thuộc phương pháp điều trị và tình trạng sức khỏe người bệnh.

Nếu ung thư dạ dày không được điều trị kịp thời, đúng cách thì tỷ lệ tử vong trong vòng 5 năm là 98%.

Bị ung thư dạ dày sống được bao lâu?

Bị ung thư dạ dày sống được bao lâu?

VI. Phương pháp điều trị ung thư dạ dày

Hiện nay, y học ngày càng phát triển, có rất nhiều phương pháp được áp dụng để điều trị ung thư dạ dày. Tuy nhiên, để lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp lại tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh với kích thước khối u và tình trạng sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ sẽ có những chỉ định điều trị thích hợp. Người bệnh ung thư dạ dày đều có thể thể can thiệp bằng một số phương pháp điều trị sau đây:

1. Phương pháp phẫu thuật

Đây được xem là phương pháp chủ yếu và ưu tiên hàng đầu để điều trị ung thư dạ dày giai đoạn sớm. Các bác sĩ sẽ chỉ định cắt  bỏ một phần hay toàn bộ dạ dày tùy theo vị trí và kích thước khối u, bao gồm:

– Cắt bỏ nội soi: Phương pháp nội soi cắt bỏ niêm mạc và dưới niêm mạc chỉ có thể dùng để điều trị ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm, chưa di căn nhiều đến các hạch bạch huyết.

– Cắt dạ dày một phần: Phương pháp này được chỉ định trong trường hợp vị trí khối u ở một phần của dạ dày, kích thước còn nhỏ.

– Cắt bỏ hạch bạch huyết: Nếu khối u đã lan sang các hạch bạch huyết, bác sĩ sẽ chỉ định cần phải cắt bỏ dạ dày để ngăn ngừa nguy cơ ung thư di căn sang những cơ quan khác của cơ thể thông qua đường bạch huyết.

Phẫu thuật nhằm mục đích lập lại lưu thông của đường tiêu hóa và loại bỏ khối u. Sau khi phục hồi người bệnh có thể ăn uống trở lại.

2. Hoá trị

Sử dụng hóa trị trong ung thư dạ dày với 2 mục đích chính:

– Thu nhỏ khối u phục vụ cho phẫu thuật.

– Tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể sau khi đã tiến hành phẫu thuật để ngăn ngừa nguy cơ tái phát ung thư dạ dày.

Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp hóa trị, bệnh nhân cần phải chú ý những tác dụng phụ có thể xảy ra. Nâng cao sức đề kháng và hạn chế tác dụng phụ của hóa trị là những điều cần thiết. Một số sản phẩm chứa beta glucan sẽ góp phần giúp ngăn ngừa tác dụng phụ của hóa trị và hỗ trợ sức khỏe cho người bệnh.

3. Xạ trị

Đây là phương pháp sử dụng đến các tia phóng xạ để tiêu diệt tế bào ung thư. Các tia phóng xạ sẽ nhắm tới đích là các tế bào ung thư, hạn chế ảnh hưởng xấu tới các tế bào lành. Phương pháp này thường được áp dụng sau khi phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại sau khi phẫu thuật.

Có thể kết hợp phương pháp xạ trị với các phương pháp điều trị khác trong ung thư dạ dày để nâng cao hiệu quả điều trị.

4. Điều trị miễn dịch

Bệnh nhân được chỉ định sử dụng các thuốc tác động vào hệ miễn dịch, có khả năng tiêu diệt được tế bào ung thư.

5. Điều trị đích

Đây cũng là phương pháp điều trị ung thư bằng thuốc nhưng các loại thuốc này được sử dụng có mục tiêu rõ ràng.

Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân dùng các kháng thể đơn dòng kháng lại các yếu tố phát triển biểu mổ Her-2/neu, kháng thể đơn dòng hay kháng thể đơn dòng gây ức chế yếu tố phát triển mạch máu VEGF.

Các phương pháp điều trị ung thư dạ dày

Các phương pháp điều trị ung thư dạ dày

Bệnh ung thư dạ dày có nguy cơ tử vong cao nên chúng ta cần chủ động phòng ngừa triệt để. Hi vọng những chia sẻ từ Dược Điển Việt Nam sẽ giúp bạn độc có cái nhìn đúng hơn về căn bệnh ung thư dạ dày. Nếu còn điều gì thắc mắc hãy liên hệ ngay theo số hotline để được tư vấn chi tiết hơn.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *