Quả chín đã chế biến, phơi hay sấy khô của cây Mộc qua [Chaenomeles speciosa (Sweet) Nakai], họ Hoa hồng (Rosaceae).
Mô tả
Quả thuôn dài, bổ dọc thành hai nửa đối nhau, dài 4 cm đến 9 cm, rộng 2 cm đến 5 cm, dày 1 cm đến 2,5 cm. Mặt ngoài màu đỏ tía hoặc nâu đỏ, có nếp nhăn sâu, không đều; mép mặt bổ cong vào phía trong, cùi quả màu nâu đỏ, phần giữa lõm xuống, màu vàng nâu. Hạt dẹt hình tam giác dài, thường rơi ra ngoài; mặt ngoài hạt nhẵn bóng. Chất cứng, mùi thơm nhẹ, vị chua, hơi chát.
Bột
Bột màu nâu tía. Soi kinh hiển vi thấy: Mảnh biểu bì tế bào hình chữ nhật. Mảnh mô mềm gồm các tế bào hình nhiều cạnh, rải rác có tế bào mô cứng đứng riêng hay hợp thành từng đám, màu vàng, hình trái xoan, thành dày, có ống trao đồi rõ. Mảnh mạch mạng. Tinh thể calci oxalat hình khối chữ nhật.
Định tính
A.Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 10 ml ethanol 70 % (TT), đun hồi lưu trên cách thủy 1 h, lọc, được dịch lọc A dùng để làm các phản ứng sau:
Lấy 2 ml dịch lọc A, bốc hơi trên cách thủy đến cắn khô, thêm 1 ml anhydrid acetic (TT) và 1 ml cloroform (TT), khuấy kỹ và lọc vào một ống nghiệm khô. Cho thận trọng dọc theo thành ống nghiệm khoảng 1 ml acid sulfuric (TT), ở giữa hai lớp dung dịch sẽ xuất hiện vòng màu đỏ tím, lớp dung dịch phía trên có màu xanh lục.
Nhỏ vài giọt dịch lọc A lên một miếng giấy lọc, để khô rồi quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366 nm sẽ thấy vết huỳnh quang xanh nhạt sáng.
Nhỏ chồng lên vết dịch lọc này 1 giọt đến 2 giọt dung dịch nhôm clorid 1% trong methanol (TT), để khô rồi quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366 nm sẽ thấy vết huỳnh quang xanh lục sáng.
B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).
Bản mỏng: Silica gel G.
Dung môi khai triển: Ethyl acetat – acid formic – nước (8: 1,5:1).
Dung dịch thử: Lấy khoảng 1 ml dịch lọc A, cô trên cách thủy đến cắn khô, thêm vào cắn 1 ml methanol (TT).
Dung dịch đối chiếu: Dùng 1 g bột Mộc qua (mẫu chuẩn), chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt bản mỏng lên 10 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai xong, lấy bản mỏng ra, để khô ngoài không khí. Phun dung dịch nhôm clorid 1 % trong methanol (TT). Để khô bản mỏng và quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải cho các vết cùng màu và cùng gíá trị Rf vói các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
Độ acid
Lấy 5 g bột dược liệu, thêm 50 ml nước, lắc mạnh, để lắng 1 h, lọc lấy dịch lọc, tiến hành thử độ pH (Phụ lục 6.2), pH phải từ 3 đến 4.
Độ ẩm
Không quá 12,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 °C, 4 h).
Tạp chất
Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).
Chất chiết được trong dược liệu
Không ít hơn 15,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.
Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10). Dùng ethanol 96 % (TT) làm dung môi.
Chế biến
Thu hoạch vào mùa hạ hoặc mùa thu. Hái lấy quả màu vàng hơi xanh lục, luộc đến khi vỏ ngoài chuyển thành màu trắng hơi xám, vớt ra bổ đôi dọc quả và phơi khô.
Bào chế
Rửa sạch, ủ mềm hay đồ kỹ rồi thái lát mỏng và phơi khô.
Bảo quản
Nơi khô, tránh ầm và mốc mọt.
Tính vị, quy kinh
Toan, ôn. Vào các kinh tỳ, vị, can, phế.
Công năng, chủ trị
Bình can dương, thư cân, hòa vị, hóa thấp.
Chủ trị: Phong hàn thấp tý, thắt lưng gối nặng nề đau nhức, cân mạch co rút, hoắc loạn, chuột rút, cước khí.
Cách dùng, liều lượng
Ngày dùng từ 6 g đến 9 g, thường phối bợp với các vị thuốc khác.