banner-top
DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM 5 TẬP 1DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM 5 TẬP 2DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM BẢN BỔ SUNG

Một Dược (Gôm nhựa) (Myrrha) – Dược Điển Việt Nam 5

Nếu nội dung bài viết chưa chính xác, vui lòng thông báo cho chúng tôi tại đây
Một dược

Chất gồm nhựa của cây Một dược [Commiphora myrrha  (Necs) Ervgl.] và cây Balsamodendron chrenbergianum Berg.. họ Trám (Burseraceae).

Mô tả

Một dược thiên nhiên: Có dạng khối, cục, hạt không đều, cục lớn dài 6 cm. Mặt ngoài màu nâu vàng hoặc nâu đỏ, có khi trong mờ. Một số có khối màu nâu đen. nhiều dầu, trên phủ bụi phấn màu vàng. Chất cứng, giòn. Mặt bị vỡ không phẳng. Có mùi thơm đặc biệt. Vị đắng hơi cay. Loại có màu nâu vàng, mặt vỡ hơi trong, tinh dầu nhuận, hương thơm nồng, vị đắng, không có tạp là tốt.

Định tính

Lấy vài hạt nhỏ chế phẩm, cho thêm dung dịch vanilin trong acid hydrocloric (TT), lắc đều, sẽ có màu đỏ thẫm.

Độ ẩm

Không quá 5,0 % (Phụ lục 9.6, 1,000 g, 105  °C, 2 h).

Xem thêm: Linh Chi (Ganoderma) – Dược Điển Việt Nam 5

Tạp chất

Vỏ cây còn sót lại không quá 2,0 % (Phụ lục 12.11).

Tro toàn phần

Không quá 9,0 % (Phụ lục 9.8).

Chế biến

Thu hoạch từ tháng 7 đến 9 là tốt nhất, khi đó lượng Một dược nhiều, chất lượng tốt. Năm sau, từ tháng 1 đến 3 lại có thể thu hoạch được. Nhựa cây được chảy ra từ vết nứt tự nhiên của cây Một dược. Do thu hoạch được nhiều, người  ta có thể khía sâu vào vỏ thân và cành to. Nhựa mới chảy ra thành giọt sền sệt như dầu đặc, màu trắng hoặc vàng nhạt, dần dần biến thành khối cục cứng trong không khí, có màu vàng sẫm, nâu vàng hoặc có khi đỏ nhạt, cuối cùng là màu đỏ sẫm. Thu lấy nhựa, loại bỏ tạp chất.

Bào chế

Bột Một dược: Lấy Một dược sạch, giã vụn. sao qua với Đăng tâm thảo, tán bột mịn. Cứ 40 g Một dược dùng 1 g Đăng tâm thảo.
Bội Một dược thủy phi: Cho ít rượu vào Một dược, nghiền nát, cho nước vào thủy phi đến bột mịn, phơi khô.
Cách khác: Lấy Một dược sạch, cho vào chảo sao nhỏ lửa đến mặt ngoài hơi tan, lấy ra, để nguội hoặc sao đến mặt ngoài hơi tan thì phun dấm, tiếp tục sao đến khi mặt ngoài sáng bóng, lấy ra để nguội. Cứ 100 kg Một dược dùng 6L dấm.

Xem thêm: Liên Kiều (Quả) (Fructus Forsythiae suspensae) – Dược Điển Việt Nam 5

Bảo quản

Để nơi khô, mát, tránh ẩm, trong bao bì kín.

Tính vị, quy kinh

Khổ, bình. Vào các kinh can, tâm, tỳ.

Công năng, chủ trị

Hoạt huyết, khứ ứ, chỉ thống tiêu sưng, sinh cơ, thông kinh.

Chủ trị: Kinh bế, thống kinh, đau thượng vị, nhọt độc sưng đau, sưng đau do sang chấn, trĩ, mục trướng (đục thủy tinh thể). Dùng ngoài để thu miệng, lên da non, vết loét lâu lành.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 4 g đến 12 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán.

Dùng ngoài tán bột để bôi, đắp.

Kiêng kỵ

Phụ nữ có thai, mụn nhọt đã vỡ không nên dùng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *