NGẢI CỨU

0
9575

NGẢI CỨU
Herba Artemisiae vulgaris

Ngọn thân đã phơi hay sấy khô của cây Ngải cứu [Artemisia  vulgaris L.), họ Cúc (Asteraceae).

Mô tả

Ngọn thân dài không quá 30 cm, có khía dọc, màu vàng  nâu hay nâu xám, có lông tơ. Lá mọc so le, có cuống hoặc  không, thường nhăn nheo, cuộn vào nhau. Lá có nhiều  dạng: Lá trên ngọn nguyên, hình mác; lá phía dưới xẻ một  hoặc hai lần hình lông chim. Mặt trên lá màu xám đến  xanh đen, nhẵn hay có rất ít lông tơ, mặt dưới lá màu tro  trắng, có rất nhiều lông tơ trắng như mạng nhện nằm dẹp.  cụm hoa đầu, gồm nhiều hoa hình ống.

Vi phẫu

: Phần gân lá: Gân chính lồi lõm ở cả 2 phía trên và  dưới. Biểu bì trên và biểu bì dưới gồm một hàng tế bào  hình trứng và đều mang 2 loại lông che chở đa bào: lông  đa bào một dãy và lông đa bào hình chữ T (đầu lông có 1 tế bào hình thoi nằm ngang, chân lông đa bào đính vào  giữa tế bào hình thoi). Sát lớp biểu bì là đám mô dày gồm 2 hàng đến 3 hàng tế bào cỏ thành dày ở góc. Mô mềm  gồm các tế bào hình gần tròn hoặc hình nhiều cạnh, thành  mỏng, tương đối đều. Có 3 đến 5 bó libe-gỗ rời nhau xếp  thành hình cung cân đối: bó ở giữa to nhất, các bó hai bên  nhỏ dần (cấu tạo libe-gỗ chồng kép). Libe gồm những tế  bào nhỏ hình đa giác xếp bao lấy gỗ, các mạch gỗ xếp  thành hàng tương đối đều đặn.
Phần phiến lá: Biểu bì trên và biểu bì dưới gồm một hàng  tế bào có kích thước lớn hơn tế bào ở phần gân lá, mang  lông che chở đa bào. Biểu bì dưới mang lỗ khí nhô hẳn ra  ngoài biểu bì. Dưới lớp biểu bì trên có mô giậu gồm một  hàng tế bào hình chữ nhật, xếp vuông góc với biểu bì, kế  đến là mô khuyết.
Thân: Mặt cắt ngang có hình gần như đa giác do có nhiều  chỗ lồi, từ ngoài vào trong có: Biểu bì gồm 1 hàng tế bào  nhỏ hình trứng, mang lông che chở đa bào 1 dãy và lông  đa bào hình chữ T. Đám mô dày tập trung ở các chỗ lồi.  Mô mềm vỏ gồm các tế bào thành mỏng xen kẽ giữa các  đám mô dày. Từng đám mô cứng hình thoi (hai đầu nhỏ,  ở giữa phình to) nằm úp lên phần libe của các bó libe-gỗ.  Tầng phát sinh libe-gỗ và libe tạo thành vòng. Gỗ và đám  mô cứng phía ngoài libe tạo thành bó tròn, tập trung nhiều  ở các chỗ lồi. Mô mềm ruột câu tạo bởi những tế bào thành  mỏng, các  tế bào phía ngoài hình  tròn  hay đa giác; ở giữa  bị kéo dài ra, phần trung tâm các tế bào tròn và to hơn.

Bột

Lông che chở (bị gãy hoặc còn nguyên) đa bào hoặc đa  bào hình chữ T (đầu đơn bào hình thoi, chân lông đa bào  một dãy). Lông tiết: đầu có một tế bào, chân có 3 tế bào.  Mảnh biểu bì thân gồm tế bào hình chữ nhật, Mảnh biểu  bì lá gồm tế bào có thành mỏng, nhăn nheo. Lỗ khí thường  tách rời khỏi biểu bì và đứng riêng lẻ. Sợi, thành hơi  dày, đứng riêng lẻ hoặc tụ họp thành từng đám. Tế bào mô cứng hình trái xoan thành dày, khoang rộng, có ống trao đổi rõ. Mảnh mạch điểm, mạch vạch, mạch xoắn.

Định tính

A.Lấy 5 g dược liệu đã cắt nhỏ cho vào bình nón có nút mài dung tích 50 ml, thêm khoảng 30 ml nước, đun sôi  3 min đến 5 min. Gạn lấy dịch chiết nước vào chén sứ, cô  còn khoảng 1 ml. Thêm 5 ml  ethanol 96 % (TT), lọc qua  giấy lọc được dung dịch A để làm các phản ứng sau:
Phản ứng 1: Nhỏ vào 3 lỗ của khay sứ trắng, mỗi lỗ  3 giọt dung dịch A, lần lượt làm như sau:
Lỗ 1: Thêm 1 giọt dung dịch sắt (III) clorid5 % (TT), dung  dịch chuyển màu xanh đen.
Lỗ 2: Thêm 1 giọt  dung dịch natri hydroxyd 10 % (TT),  xuất hiện tủa màu vàng, tủa tan trong lượng thừa thuốc thử.
Lỗ 3: Thêm 1 giọt  thuốc thử Diazo (TT) và 2 giọt  dung  dịch natri hydroxyd 10 % (TT), xuẩt hiện màu đỏ tươi.
Phản ứng 2: Nhỏ 2 giọt đến 3 giọt dung dịch A lên một tờ  giấy lọc, để khô. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước  sóng 366 nm, thấy huỳnh quang vàng lục. Tiếp xúc với hơi  amoniac. xuất hiện màu vàng tươi.
B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).
Bản mỏng: Silica gel G.
Dung môi khai triển: Toluenethyl acetatacetonacid  formic (15 : 2 : 2 : 1).
Dung dịch thử: Lấy 2 g dược liệu đã cắt nhỏ, thêm 30 ml  ethyl acetat (TT), lắc đều, ngâm trong 1 h. Gạn lấy dịch  chiết ethyl acetat, cô trên cách thủy đến cạn. Hòa cắn trong 1 ml ethanol 96 % (TT).
Dung dịch đối chiếu: Lấy  2  g Ngài cứu (mẫu chuẩn) đã  cắt nhỏ, tiến hành chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 25  µl mỗi  dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được  khoảng 10 cm, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng,  phun hỗn hợp dung dịch acid boric 10 % – dung dịch acid  oxalic 10 % (2 : 1), sấy bản mỏng  ở  100  °C  trong  5 min  rồi quan sát bản mỏng dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng  366 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết  phát quang có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên  sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 12.13).

Tro toàn phần

Không quá 15,0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trong acid

Không quá1,5 % (Phụ lục 9.7).

Tạp chất (Phụ lục 12.11)

Tỷ lệ thân và cành: Không quá 35,0 %.
Tạp chất khác: Không quá 0,5 %.

Tỷ lệ vụn nát

Qua rây có kích thước mặt rây 4 mm: Không quá 5 % (Phụ  lục 12 12).

Định lượng .

Tiến hành theo phương pháp định lượng tinh dầu trong  dược liệu (Phụ lục 12.7). Dùng 40 g dược liệu đã cắt nhỏ,  thêm 200 ml  nước, cất trong 3 h. Hàm lượng tinh dầu  không ít hơn 0,25 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thường thu hái vào tháng 5 đến 6 (lúc cây chưa ra hoa),  chặt lấy đoạn cành dài không quá 40 cm, mang nhiêu lá,  loại bỏ tạp chất, phơi âm can hay sấy nhẹ tới khô.

Bào chế

Ngải cứu khô: Loại bỏ tạp chất và cành, rây bỏ chất vụn, thu  được Ngải diệp, rửa qua nước cho mềm, thái ngắn, phơi khô.
Ngải thản (hoặc Thô Ngải thán): Chọn Ngải diệp sạch cho  vào nồi sao to lửa đến khi đa phần (khoảng 7 phần 10)  chuyển thành màu đen, trộn đều với dấm, sao khô hoặc lấy  ra phơi ở chồ mát 2 ngày đến 3 ngày cho khô. Cứ 100 kg  lá Ngải cứu dùng 15 L dấm.
Ngải nhung dùng để (châm) cứu: Lá Ngải cứu sạch phơi  khô, sao qua, để cho mềm, cho vào cối già kỹ, khi nào mịn  như nhung là được, bỏ xơ và bột vụn.

Bảo quản

Để nơi khô, thoáng mát.

Tính vi, quy kinh

Khổ, tân, ôn. Vào các kinh can, tỳ, thận.

Công năng, chủ trị

Chỉ huyết, trừ hàn thấp, điều kinh, an thai.

Chủ trị: Kinh  nguyệt không đều, băng huyết, rong huyết, thổ huyết, khí  hư bạch đới, động thai, viêm ruột, lỵ.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 6 g đến 12 g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài trị đau do sang chấn: Lấy Ngải cứu tươi, rửa  sạch, giã, đắp nơi đau với liều thích hợp.

Kiêng kỵ

Âm hư huyết nhiệt, không nên dùng.

 

Rate this post

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây