Chế độ dinh dưỡng thế nào để tốt cho người bị viêm gan B?
Viêm gan B là một bệnh lý gan vô cùng nguy hiểm, nó là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tổn thương gan. Đối với viêm gan B mạn tính, hiện chưa có phương pháp điều trị tận gốc. Tuy nhiên, thông qua chế độ dinh dưỡng và tập luyện tốt có thể giảm bớt được tổn thương virus gây ra trên gan. Do đó việc xây dựng được một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học là vô cùng quan trọng, giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục sức khỏe, đặc biệt là mẹ bầu bị viêm gan B việc dùng thuốc có thể bị hạn chế.
I. Nguyên tắc dinh dưỡng dành cho người viêm gan B
Gan là cơ quan chuyển hóa thức ăn, do đó, một chế độ ăn uống lành mạnh đặc biệt quan trọng đối với những người mắc bệnh gan như viêm gan B. Hơn nữa, một số người bị viêm gan B có kèm theo triệu chứng mệt mỏi, chán ăn. Vì vậy, chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng rất quan trọng để cơ thể luôn khỏe mạnh. Cần uống nhiều nước và khẩu phần ăn cần cân bằng tốt giữa tất cả các nhóm thực phẩm cơ bản, bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, protein, sữa, trái cây, rau và chất béo – đảm bảo giữ ở mức tối thiểu chất béo bão hòa trong chế độ ăn.
1. Điều chỉnh Carbs và hạn chế đồ ngọt
Carbohydrate – Carbs cung cấp năng lượng cho cơ thể gồm hai loại là phức tạp và đơn giản. Thực phẩm có tinh bột và chất xơ là carbs phức tạp và được chuyển hóa chậm hơn so với carbs đơn giản. Các loại thực phẩm như đậu và ngũ cốc nguyên hạt (gạo lứt, bột yến mạch, lúa mạch, quinoa) là những loại carbs chất lượng cao hơn. Thực phẩm giàu tinh bột, ít chất xơ (gạo, khoai tây, mì ống) chủ yếu được tạo thành từ một loại đường đơn gọi là glucose. Những loại carbs này cung cấp nhiên liệu kém chất lượng hoặc “calo rỗng” cho chế độ ăn nên có thể hạn chế.
Fructose là đường và phần lớn bị phân hủy trong gan. Lượng fructose dư thừa có thể làm tăng chất béo trung tính, tạo ra kháng insulin và có thể gây ra bệnh gan nhiễm mỡ.
2. Bổ sung nhiều rau và trái cây
Mặc dù trái cây có đường fructose, nó cũng có chất xơ và các chất dinh dưỡng khác. Gan chuyển hóa trái cây một cách chậm rãi, nên cũng có thể là một lựa chọn tốt để bổ sung thêm nhiều loại vitamin khác nữa.
3. Protein là chất cần thiết
Nên bổ sung protein đúng cách cho người bị viêm gan B
Protein là một chất thiết yếu cơ thể dùng để hình thành, sửa chữa và thay thế các mô đã bị tổn thương. Đối với người bị tổn thương gan, bổ sung thêm các protein rất có lợi. Protein có nhiều trong thịt nạc, thịt gia cầm, cá, đậu, trứng, quả hạch, hạt, sữa, sữa chua và pho mát.
4. Cân bằng dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ các nhóm chất
Nếu không thể tính toán và đưa ra một thực đơn tiêu chuẩn cho từng bữa ăn. Hãy đa dạng các loại thực phẩm tươi sống, đa dạng màu sắc và gia vị cho bữa ăn sẽ mang lại một chế độ dinh dưỡng khá hợp lý rồi. Có thể bổ sung nhiều hơn những thực phẩm có lợi và giảm đi lượng thực phẩm không thực sự tốt cho người mắc bệnh gan.
Để biết những loại thức ăn nào nên ăn và những loại thức ăn nào nên kiêng thì hãy theo dõi phần dưới đây.
II. Người mắc viêm gan B nên ăn gì?
Người mắc viêm gan B nên ăn gì?
Những nhóm thực phẩm tốt cho người bị viêm gan B nên được bổ sung gồm:
– Thực phẩm giàu protein hay còn gọi là đạm: Có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa,…. Như đã nói ở trên, protein tham gia vào hầu hết các hoạt động của cơ thể đặc biệt là sửa chữa, thay thế mô bị hư hỏng. Vì vậy rất tốt cho người mắc bệnh về gan như viêm gan B.
– Thực phẩm chứa nhiều vitamin: Có nhiều trong rau xanh, củ, quả, trái cây,… Vitamin là chất thiết yếu trong cơ thể người. Vitamin tham gia cấu tạo tế bào và tham gia tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Nhờ đó, hỗ trợ cơ thể chống lại virus gây bệnh.
– Thức ăn dễ tiêu: Do phần lớn thức ăn được xử lý qua gan. Đối với người bị viêm gan B mạn tính, ít nhiều gan đã có tổn thương và chức năng gan giảm sút. Ăn thức ăn dễ tiêu giúp giảm bớt công việc cho gan.
– Lựa chọn loại tinh bột phù hợp: Bột mì, gạo tẻ, đậu tương, đậu đen, đậu xanh cung cấp nhiều hơn năng lượng cho cơ thể và phù hợp với người viêm gan B.
Bổ sung đủ các nhóm thực phẩm cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó cũng nên tránh một số loại thức ăn không tốt cho người mắc bệnh gan cũng rất quan trọng.
Nhiều người cũng thắc mắc viêm gan B có lây qua đường ăn uống không? Để giải đáp thắc mắc này, mời bạn tham khảo qua bài viết: Quan niệm sai lầm về viêm gan B
III. Người mắc viêm gan B nên kiêng gì?
Người mắc viêm gan b nên kiêng thực phẩm chứa chất kích thích
Người bị viêm gan B nên chú ý kiêng khem trong khẩu phần ăn hàng ngày để hạn chế tối đa các ảnh hưởng bất lợi đối với gan. Viêm gan B nên kiêng các thực phẩm sau:
– Thức ăn nhiều chất béo như thức ăn chiên, rán, quay nhiều dầu mỡ đặc biệt là mỡ động vật. Nếu không được chuyển hóa hết, mỡ tích tụ ở gan gây ảnh hưởng xấu đến gan. Do đó khi chế biến các món ăn nên hạn chế các món xào rán, chiên, nên lựa chọn cách chế biến lành mạnh như luộc, hấp…
– Nội tạng động vật: Đây là nguồn chứa nhiều chất béo, cholesterol không tốt cho gan. Nên loại bỏ chúng ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày để góp phần tăng cường sức khỏe cho gan.
– Rượu bia, chất kích thích gây hại cho gan, đặc biệt là khi gan đang tổn thương. Vì vậy, kiêng hoàn toàn rượu bia và chất kích thích là tốt nhất không chỉ riêng người bị viêm gan B mà tất cả các bệnh về gan khác.
– Thuốc lá: Trong khói thuốc lá chứa rất nhiều chất độc gây tổn thương các bộ phận trong cơ thể, trong đó có gan. Chúng cản trở gan hồi phục và tái sinh. Vì vậy, ngay khi biết bị viêm gan B, cần từ bỏ thuốc lá ngay lập tức.
– Protein là cần thiết nhưng không nên ăn thức ăn quá nhiều chất đạm, hàm lượng dinh dưỡng cao và tính nóng như thịt dê, lòng đỏ trứng gà, thịt chó…
– Không nên ăn các thực phẩm quá nhiều đường, đặc biệt là đường hóa học. Khi gan đang có tổn thương không chuyển hóa được hết có thể gây tiểu đường.
– Đồ ăn cay nóng: Thức ăn cay nóng sẽ gây nên tình trạng “nóng gan”, gây tổn thương gan.
– Đồ ăn quá mặn, những loại cá biển như cá thu, cá ngừ.. không tốt cho người bị bệnh gan. Vì khi cơ quan này bị tổn thương đến mức không thể sản xuất đủ protein trong máu, nó sẽ giải phóng nhiều nước hơn vào các mô để cố gắng cải thiện sự mất cân bằng. Mà ăn đồ ăn mặn có quá nhiều natri sẽ làm cơ thể giữ lại nước, gây hại cho gan.
– Đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn: Việc dùng các đồ ăn chế biến sẵn thứ nhất không kiểm soát được chất lượng vệ sinh thực phẩm, thứ 2 thường chứa chất bảo quản, cả 2 điều này đều tác động không tốt đối với gan đang bị tổn thương do virus viêm gan B.
Ăn chín, uống sôi, lựa chọn thực phẩm sạch để đảm bảo sức khỏe không chỉ riêng người bị viêm gan B mà tất cả mọi người.
IV. Tập luyện thế nào là phù hợp?
Tập luyện thể dục hằng ngày với cường độ vừa phải tốt cho người viêm gan B
Tập thể dục thường xuyên ít nhất ba lần một tuần trong nửa giờ có lợi cho sức khỏe. Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường chức năng miễn dịch, năng lượng cũng như tâm trạng. Một nghiên cứu gần đây cho thấy những người đàn ông trung niên tập thể dục ít nhất 240 phút mỗi tuần có thể cải thiện đáng kể những tổn thương do bệnh gan nhiễm mỡ gây ra.
Ngay cả khi chỉ đi bộ nhanh cũng rất có lợi. Có thể bắt đầu thử đi bộ 10 phút mỗi ngày, vài lần một tuần rồi tăng dần thời gian đi bộ lên. Tuy nhiên, tập với cường độ vừa phải, không tập gắng sức.
Nếu đủ sức khỏe và thể lực, có thể thử một vài môn thể thao thậm chí là tập tạ nếu được. Bất cứ môn thể thao nào yêu thích mà nằm trong tầm kiểm soát của mình là lựa chọn tuyệt vời nhất.
Viêm gan B nên ăn gì và kiêng gì? Phải cân bằng chế độ ăn đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng kết hợp với chế độ luyện tập hợp lý thì sẽ mang lại một sức khỏe tốt chống lại bệnh.