NHÂN TRẦN

0
9218

NHÂN TRẦN
Herba Adenosmatis caerulei

Thân, cành mang lá và hoa đã phơi hay sấy khô của cây Nhân trần (Adenosma caeruleum R.Br.), họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae).

Mô tả

Thân hình trụ, rỗng ruột, màu nâu đen, có lông nhỏ, mịn. Lá mọc đối, nhăn nheo, hình trái xoan, dài 3,5 cm đến 4,5 cm, rộng 2 cm đến 3 cm. Mặt trên lá màu nâu sẫm, mặt dưới màu nâu nhạt, hai mặt đều có lông. Mép lá khía răng cưa tù. Gân lá hình lông chim. Cuống lá dài 0,3 cm đến 0,5 cm. Cụm hoa chùm hoặc bông ở kẽ lá. Cánh hoa thường rụng, còn sót lá bắc và đài xẻ 5 thuỳ. Quả nang, nhiều hạt nhỏ (ít gặp). Dược liệu có màu tím nâu, mùi thơm nhẹ, vị cay mát, hơi đắng, hơi ngọt.

Vi phẫu

Lá: Gân lá phía trên hơi lõm, phía dưới lồi. Biểu bì tròn và dưới gồm một lớp tế bào hình chữ nhật không đều mang lông che chở đa bào và lông tiết chân đơn bào, đầu đa bào. Mô dày góc nằm sát biểu bì trên của phần gân giữa. Mô mềm gồm những tế bào hình nhiều cạnh,thành mỏng to nhỏ không đều. Bó libe-gỗ hình cung nằm giữa gân lá, gồm cung libe bao bọc quanh gỗ, tế bào libe nhỏ dài, không đều thành mỏng xếp khít nhau. Dưới bó libe-gỗ có mô cứng (từng đám 3 đến 6 tế bào hay từng tế bào riêng lẻ). Mô giậu gồm một lớp tế bào hình chữ nhật xếp dọc dưới lớp biểu bì trên.
Thân: Mặt cắt thân tròn, đôi khi vuông. Thân rỗng. Biểu bì gồm một lớp tế bào hình chữ nhật xếp đều đặn, mang lông che chở đa bào. Mô mềm vỏ gồm những tế bào thành mỏng hình trứng xếp lộn xộn. Vòng libe mỏng gồm các tế bào thành mỏng xếp thành vòng liên tục. Trong libe rải rác có đám sợi 2 đến 3 tế bào. Mạch gỗ hình nhiều cạnh thành dày xếp thành dãy xuyên tâm. Mô mềm ruột gồm tế bào hình gần tròn, thành mỏng.

Bột

Bột dược liệu màu nâu sẫm, mùi thơm nhẹ, vị cay mát, hơi đắng, hơi ngọt. Quan sát đặc điểm vi học dưới kính hiển vi cho thấy: Mảnh biểu bì lá gồm tế bào thành mỏng ngoằn ngoèo mang lông che chở, lông tiết và lỗ khí. Lông che chở đa bào còn nguyên, hoặc lông bị cắt ngắn còn 1 đến 2 tế bào, đầu lông nhọn gốc phình to, tế bào giữa đôi khi thắt lại. Lông tiết cũng gồm hai loại, loại đơn bào hình trái xoan hay hình phễu, chân đa bào một dãy và loại đầu đa bào hình cầu thường là 8 tế bào, chân ngắn đơn bào. Mảnh biểu bì thân gồm tế bào hình chữ nhật thành mỏng, có vân, mang lông che chở đa bào hoặc lông tiết. Tế bào mô cứng hình chữ nhật, thành dày, khoang rộng, có ống trao đổi rõ. Tế bào sợi dài, thành hơi dày, khoang rộng, ống trao đổi rõ, đứng riêng lẻ hay tập trung thành từng bó. Mảnh mạch xoắn, mảnh mạch điểm. Mảnh mô mềm gồm các tế bào thành mỏng, hình nhiều cạnh xếp khít nhau. Mảnh đài hoa gồm các tế bào thành mỏng ngoằn ngoèo, cũng mang hai loại lông tiết.

Định tính

A. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4). Định tính flavonoid.
Bản mỏng: Silica gẹl F254
Dung môi khai triển: Toluen – ethyl aceat – aceton – acid formic (5:2:2: 1). Dung dịch thử: Lấy khoảng 3 g dược liệu, cho vào bình Shoxlet, chiết loại tạp bằng ether dầu hỏa (40 °C đến 60 °C) (TT) cho đến khi dịch chiết chỉ còn màu vàng nhạt (khoảng 12 h). Lấy bã dược liệu đã bay hơi hết ether dầu hỏa, chiết tiếp như trên bằng 100 ml methanol (TT) khoảng 8 h, gạn lấy dịch chiết methanol, cô trên cách thủy đến còn khoảng 5 ml được đung dịch chấm sắc ký.
Dung dịch đối chiếu: Hòa tan apigenin chuẩn trong methanol (TT) để được dung dịch có nồng độ 2 µg/ml. Nếu không có apigenin chuẩn, lấy 3 g bột Nhân trần (mẫu chuẩn), chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dụng dịch trên. Sau khi triển khai xong, lấy bản mỏng ra, để khô ngoài không khí, phun hỗn hợp dung dịch acid boric 10 % – dung dịch acid oxalic 10 % (2:1), sấy bản mỏng ở 105 °C trong 5 min. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại bước sóng 366 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết cùng màu và giá trị Rf với vết của apigenin hoặc có các vết cùng màu và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4). Định tính cineol trong tinh dầu.
Bản mỏng: Silica gel 60F254
Dung môi khai triển: Ether dầu hỏa – toluen – ethyl acetat (100:15:5).
Dung dịch thử: Pha loãng lượng tinh dầu cất được trong phần Định lượng với 10 ml cloroform (TT).
Dung dịch đối chiếu: Hòa tan cineol chuẩn trong cloroform (TT) để được dung dịch có nồng độ 2 µg/ml.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai xong, lấy bản mỏng ra, để khô ngoài không khí, phun dung dịch vanilin 1 % trong acid sulfuric (TT), sấy bản mỏng ở 105 °C trong 5 min. Quan sát dưới ánh sáng thường. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có 4 vết chính có màu từ hồng đến hồng tím, trong đó có một vết cùng màu và giá trị Rf với vết của cineol trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 13,0% (Phụ lục 12,13).

Tạp chất

Không quá 1,0% (Phụ lục 12.11).

Tỷ lệ vụn nát

Qua rây có kích thước mắt rây 4 mm: Không quá 5 % (Phụ lục 12.12).

Tro toàn phần

Không quá 10,0 % (Phụ lục 9.8).

Định lượng

A. Định lượng tinh dầu.
Tiến hành theo phương pháp định lượng tinh dầu trong dược liệu (Phụ lục 12.7). Dùng 40 g dược liệu đã cắt nhỏ. Cất kéo hơi nước với 200 rnl nước trong 3 h. Hàm lượng tinh dầu không ít hơn 0,35 % tính theo dược liệu khô kiệt.
B. Định lượng flavonoid toàn phần.
Cân chính xác khoảng 50 g bột dược liệu (qua rây số 355) đã xác định độ ẩm, thêm 350 ml ethanol 70 % (TT), đun hồi lưu trên cách thủy 1 h, gạn, lọc lấy dịch chiết. Chiết tương tự như trên thêm 2 lần nữa, gộp các dịch chiết, cất thu hồi dung môi đến khi còn khoảng 50 % thể tích thì đem cô cách thủy cho đến khi hết ethanol, thêm nước cất cho vừa đủ 30 ml, trộn đều, lắc với cloroform (TT) 5 lần, mỗi lần 30 ml, gạn bỏ dịch cloroform, tiếp tục lắc với ethyl acetat (TT) 5 lần, mỗi lần 30 ml. Gộp các dịch chiết ethyl acetat, cô trên cách thủy đến khô, sấy cắn ở 60 °C đến khối lượng không đổi, cân, rồi tính hàm lượng chất chiết được trong ethyl acetat (flavonoid toàn phần) trong dược liệu.
Hàm lượng flavonoid toàn phần trong dược liệu không được ít hơn 0,17 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hái khi cây đang ra hoa, phơi trong bóng râm hay sấy ở 40 °C đến 50 °C đến khô. Tránh sấy quá nóng làm bay mất tinh dầu.

Bảo quản

Để nơi khô, thoáng mát.

Tính vị, quy kinh

Khổ, tân, vi hàn. Vào các kinh can đờm.

Công năng, chủ trị

Thanh nhiệt lợi thấp, thoái hoàng. Chủ trị: Chủ trị: Viêm gan vàng da, viêm túi mật, tiểu vàng, tiểu đục ít, phụ nữ sau sinh ăn chậm tiêu.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 10 g đến 15 g, dạng thuốc sắc.
Dùng ngoài: Lượng thích hợp, sắc lấy nước rửa hoặc giã nhỏ đắp nơi đau.

4/5 - (1 bình chọn)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây