PYRIDOXIN HYDROCLORID

0
1478

C8H11NO3.HCl                 p.t.l:205,6

Pyridoxin hydroclorid là (5-hydroxy-6-methylpyridim 3,4-diyl)dimethanol hydroclorid, phải chứa từ 99,0 % đến 101,0 % C8H11NO3.HCl, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng. Dễ tan trong nước khó tan trong ethanol 96 %.
Chảy ở khoảng 205 °C kèm theo phân hủy.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:
Nhóm I: A, D.
Nhóm II: B, C, D.
A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của pyridoxin hydroclorid chuẩn.
B. Dung dịch A: Pha loãng 1,0 m! dung dịch S (xem Độ trong và màu sắc của dung dịch) thành 50,0 ml bằng dung dịch acid hydrocloric 0,1 M (TT).
Dung dịch B: Pha loãng 1,0 ml dung dịch A thành 100,0ml bằng dung dịch acid hydrocloric 0, 1 M(TT).
Dung dịch C: Pha loãng 1,0 ml dung dịch A thành 100,0 ml bằng dung dịch đệm phosphat 0,025 M (TT).
Phổ hấp thụ tử ngoại (Phụ lục 4.1) của dung dịch B trong khoảng bước sóng từ 250 nm đến 350 nm có một cực đại hấp thụ ở bước sóng từ 288 nm đến 296 nm. Độ hấp thụ riêng tương ứng với cực đại hấp thụ từ 425 đến 445.
Phổ hấp thụ tử ngoại (Phụ lục 4.1) của dung dịch C trong khoảng bước sóng từ 220 nm đến 350 nm có hai cực đại hấp thụ, một cực đại ở bước sóng từ 248 nm đến 256 nm và một cực đại ở bước sóng từ 320 nm đến 327 nm. Độ hấp thụ riêng tương ứng với các cực đại hấp thụ lần lượt là 175 đến 195 và 345 đến 365.
C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).
Bản mỏng: Silica gel G.
Dung môi khai triển: Amoniac – methylen clorid – tetrahydrofuran – aceton (9:13:13: 65).
Dung dịch thử: Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi. Pha loãng 1 ml thu được thành 10 ml bằng nước.
Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 0,10 g pyridoxin hydroclorid chuẩn trong nước và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 2 μl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký trong bình không bão hòa dung môi đến khi dung môi đi được khoảng 15 cm.
Để khô bản mỏng ngoài không khí. Phun dung dịch natri carbonat ( TT) 5 % trong hỗn hợp ethanol 96 % -nước (30 : 70). Để khô ngoài không khí, phun dung dịch dicloroquinonclorimid (TT) 0,1 % trong ethanol 96 % (TT) và quan sát ngay, vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải giống về vị trí, màu sắc và kích thước với vết chính trên sắc ký đồ của dung sịch đối chiếu.
D. Dung dịch S cho phản ứng (A) của clorid (Phụ lục 8.1)

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 2,50 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.
Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không được có màu đậm hcm dung dịch màu mẫu V7 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

pH

Từ 2,4 đến 3,0 (Phụ lục 6.2).
Dùng dung dịch S để đo.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).
Pha động: Hòa tan 2,72 g kali dihydrophosphat (TT) trong 900 ml nước, điều chỉnh đến pH 3,0 bằng dung dịch acid phosphoric loãng (TT) và pha loãng thành 1000 ml bằng nước.
Dung dịch thử: Hòa tan 25 mg chế phẩm trong nước và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.
Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng nước. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng nước.
Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 2,5 mg tạp chất A chuẩn của pyridoxin và 2,5 mg 4-deoxypyridoxin hydroclorid (tạp chất B) trong nước và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 2,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng nước.
Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm X 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh base- deactivated end-capped octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 μm).
Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 210 nm.
Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.
Thể tích tiêm: 5 μl.
Cách tiến hành:
Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 2,5 lần thời gian lưu của pyridoxin.
Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) để xác định pic của tạp chất A và B.
Thời gian lưu tương đối so với pyridoxin (thời gian lưu khoảng 12 min): Tạp chất A khoảng 1,7; tạp chất B khoảng 1,9.
Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của tạp chất A và pic của tạp chất B ít nhất là 1,5.
Giới hạn:
Hệ số hiệu chỉnh: Để tính hàm lượng, nhân diện tích pic của tạp chất B với 1,5.
Tạp chất B: Diện tích pic tạp chất B đã hiệu chỉnh không được lớn hơn 1,5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,15 %).
Tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,10 %).Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 2 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,2 %).
Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05%)
Ghi chú:
Tạp chất A: 6-methyl-1,3-dihydrofuro[3,4-c]pyridin-7-ol.
Tạp chất B: 5-(hydroxymethyl)-2,4-dimethylpyridin-3-ol.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).
Lấy 12 ml dung dịch S tiến hành thử theo Phương pháp 1.
Dùng dung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).
(1,000 g; 105 °C).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).
Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Để tránh nhiệt độ cao quá trong môi trường phản ứng, khi chuẩn độ phải luôn khuấy đều và dừng ngay khi đạt điểm kết thúc.
Hòa tan 0,150 g chế phẩm trong 5 ml acid formic khan (TT), thêm 50 ml anhydrid acetic (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ). Xác định điểm tương đương bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2). Song song tiến hành mẫu trắng.
1 ml dung dịch acid percloric 0, 1 N (CĐ) tương đương với 20,56 mg C8H11NO3.HCl.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Vitamin nhóm B.

Chế phẩm

Viên nén, nang, thuốc tiêm.

Rate this post

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây