banner-top
DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM 5 TẬP 1DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM 5 TẬP 2DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM BẢN BỔ SUNG

Tất Bát (Quả) (Fructus Piperis longi) – Dược Điển Việt Nam 5

Nếu nội dung bài viết chưa chính xác, vui lòng thông báo cho chúng tôi tại đây
tất bát

Tên khác: Tiêu thất, Tiêu lốt, Tiêu lá tim, Tiêu dài

Cụm quả chín hoặc gần chín, phơi khô của cây Tất bát (Piper longum L.), họ Hồ tiêu (Piperaeeae).

Mô tả

Cụm quả hình trụ, hơi cong, do nhiều quả mọng nhỏ tập hợp thành, dài 1,5 cm đến 3,5 cm, đường kính 0,3 cm đến 0,5 cm, mặt ngoài màu nâu đen hoặc nâu, có nhiều quả nhô lên, sắp xếp đều đặn và xiên chéo. Gốc cụm quả có cuống còn sót lại hoặc vết cuống đã rụng. Chất cứng, giòn, dễ gãy. Quả mọng nhỏ, hình cầu, đường kính 1 mm. Mùi thơm, vị cay.

Bột

Bột màu nâu xám. Soi dưới kính hiển vi thấy: Tế bào đá hình gần tròn, hình trứng dài hoặc hình đa giác, đường kính 25 µm đến 61 µm, có khi tới 170 µm, thành tương đối dày, đôi khi có đường sọc kẻ rõ. Túi tiết hình gần tròn, đường kính 25 µm đến 66 µm. Tế bào vỏ hạt màu nâu đỏ, hình đa giác dài, thành có dạng chuỗi hạt. Hạt tinh bột nhỏ, thường tụ tập thành khối.

Xem thêm: Hoàng Đằng (Thân và rễ) (Caulis et Radix Fibraureae) – Dược Điển Việt Nam 5

Định tính

A. Lấy một lượng nhỏ bột dược liệu, cho vào ống nghiệm, thêm 1 giọt acid sulfuric (TT), sẽ hiện ra màu đỏ tươi, dần dần biến thành màu nâu đỏ, sau cùng chuyển thành màu nâu.
B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).
Bn mng: Silica gel G60F254
Dung môi khai triển: Toluen – ethyl acetat – aceton (7 :2 : 1).

Dung dịch thử: Lấy khoảng 1 g bột dược liệu, thêm 5 ml ethanol 96 % (TT), lắc siêu âm trong 30 min, lọc, lấy dịch lọc làm dung dịch thử.
Dung dịch đi chiếu: Lấy khoảng 1 g bột Tất bát (mẫu chuân), chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi khai triển xong, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng. Phun dung dịch acid sulfuric 10% trong ethanol (TT). Sấy bản mỏng ở 110 °C cho đến khi xuất hiện vết. Quan sát dưới ánh sáng thường. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải cho các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 11,0 % (Phụ lục 12.13).

Tạp chất

Không quá 3 % (Phụ lục 12.11).

Tro toàn phần

Không quá 5,0 % (Phụ lục 9.8).

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 8,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.
Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dùng ethanol 96 % (TT) làm dung môi. Sấy cắn thu được ở 100 °C trong 3 h.

Xem thêm: Hoàng Cầm (Rễ) (Radix Scutellariae) – Dược Điển Việt Nam 5

Chế biến

Thu hoạch khi cụm quả chuyển lừ màu xanh lục sang màu đen, loại bỏ tạp chất, phơi khô.

Bảo quản

Để nơi khô, mát, tránh mọt.

Tính vị, quy kinh

Tân, nhiệt. Vào các kinh tỳ, vị.

 Công năng, chủ trị

Ôn trung khứ hàn, hạ khí, chỉ thống.

Chủ trị: Đau thượng vị, nôn mửa, tiêu chảy do hàn, thiên đầu thống. Dùng ngoài chữa đau răng.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 1,5 g đến 3 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các vị thuốc khác. Dùng ngoài: Lượng thích hợp, tán bột, cho vào lỗ răng sâu.

Kiêng kỵ

Nếu phế tỳ có thực nhiệt uất hỏa và tràng vị táo nhiệt gây đau thì cấm dùng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *