XÀ SÀNG (Quả)

0
4159

XÀ SÀNG (Quả)
Fructus Cnidii
Giần sàng

Quả chín đã phơi hay sấy khô của cây Xà sàng (Cnidium monneri L.), họ Hoa tán (Apiaceae).

Mô tả

Quả đóng với hai phân quả dính nhau ở một mặt tạo thành hình trứng nhỏ, có khía lồi; dài 2 mm đến 4 mm, đường kính 1 mm đến 2 mm. Mặt ngoài màu vàng nhạt hoặc vàng sẫm. Đỉnh có hai vòi mảnh, dài khoảng 2 mm đến 4 mm. Mỗi phân quả có 5 khía lồi nhô cao xen kẽ với 4 rãnh khá sâu, trông giống như quả có cánh; giữa là một hạt hình trứng. Mặt tiếp xúc giữa hai phân quả là mặt phẳng, có 2 đường chỉ dọc nồi lên màu nâu. Mặt cắt ngang qua tâm của quả nguyên vẹn gồm hai phần là hai phân quả dính liền nhau. Nếu vết cắt không ở ngay giữa thì hai phân quả có thẻ tách rời. Môi phân quả có thê nhìn thấy 6 vết tròn nhỏ tương ứng với 6 ống tiết. Hạt nhỏ, màu nâu xám, có dầu. Quả có mùi thơm, vị cay.

Vi phẫu

Quả: Vỏ quả ngoài là một lớp gồm các tế bào hình chữ nhật nhỏ, thành mỏng, có cutin hơi răng cưa ở mặt ngoài. Kế đến là 1 đến 2 lớp tế bào mô mềm hình chữ nhật. Vùng mô mềm tương ứng với cạnh lồi có bó libe-gỗ nhỏ gồm libe và gỗ liền nhau, rải rác có tinh thể calci oxalat hình khối nhỏ. Xung quanh bó libe-gỗ, các tế bào của vùng vỏ quả giữa có một phần hóa mô cứng, những thành tế bào khá mỏng, có cấu tạo giống như mạch mạng. Vỏ quả trong là một lớp tế bào tạo thành vòng liên tục, hơi uốn lượn mấp mô. thành tế bào khá dày. Ở mặt tiếp giáp của hai phân quả, mỗi bên có hai ống tiết, bốn ổng tiết còn lại nằm trong mô mềm của vỏ quả giữa, bên dưới bốn rãnh sâu. Ống tiết kiều ly bào với các tế bào xung quanh còn khá nguyên vẹn, bên trong chứa tinh dầu dưới dạng giọt tròn màu vàng. Ở vùng giữa mặt tiếp hợp, chỗ hạt đính vào, mỗi bên phân quả có một bó libe-gỗ nhỏ (sống noãn) gồm gỗ ờ giữa, bao quanh là libe.
Hạt:
Vỏ hạt gồm một vòng tế bào mô mềm hình chữ nhật, thành mỏng, xếp sít nhau theo hướng xuyên tâm. Bên trong là nội nhũ gồm các tế bào hình đa giác, thành mỏng, chứa đầy dầu béo.

Bột

Bột có màu vàng nâu, mùi thơm, vị cay. Soi kính hiền vi thấy: Mảnh vỏ quả gồm các tế bào hình chữ nhật hay đa giác, thành mỏng, chứa chất có màu vàng, mảnh ống tiết bị vỡ, mảnh mô cứng gồm các tế hào hình chữ nhật hay da giác có thành tế bào cẩu tạo như mạch mạng, mảnh mạch vạch, mạch xoắn nhỏ và hiếm, mảnh nội nhũ chứa nhiều giọt dầu béo to nhỏ không đều, tinh thể calci oxalat hình khối.

Định tính

A.Lấỵ 2 g bột dược liệu, thêm 20 ml ethanol 96 % (TT), đun hồi lưu trong cách thủy 10 min. Lọc, lấy dịch lọc làm các phàn ứng sau: Dịch lọc đem quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở 366 nm, có huỳnh quang màu đò tía.
Lấy 2 ml dịch lọc, nhỏ vài giọt dung dịch acid hydrocloric 10 % (TT). Xuất hiện có tủa đục. Nhỏ tiếp khoảng 10 giọt dung dịch natri hydroxyd 10 % (TT) cho đến pH kiềm. Dung dịch trở nên trong và tăng màu vàng.
Lấy 2 ml dịch lọc, thêm đồng thể tích dung dịch natri carbonat 3 % (TT), đun nóng nhẹ trong 5 min. Để nguội, thêm 1 đến 2 giọt hỗn hợp diazo p-nitroanilin, xuất hiện màu đỏ anh đào.
Cách pha hỗn hợp diazo p-nitroanilin: Hòa tan 0,4 g p-nitroanilin (TT) trong một hỗn hợp gồm 20 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT) và 40 ml nước, làm lạnh ở 15 °C và thêm dung dịch acid nitric 10 % (TT) cho đến khi một giọt dung dịch làm giấy hồ tinh bột có iodid chuyển thành màu xanh.
B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).
Bản mỏng: Silica gel GF254.
Dung môi khai triển: Cloroform – ethyl acetat (9 : 1).
Dung dịch thử:
Lấy khoảng 0,3 g bột dược liệu thô, thêm 5 ml ethanol 96 % (TT), siêu âm trong 5 min, để lắng, lấy phần dịch trong ở trên làm dung dịch thử.
Dung dịch đối chiếu: Lấy 0,3 g bột Xà sàng (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như mô tả ở phẩn Dung dịch thử.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 10 cm, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366 nm. Trên sắc đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 12.13).

Tro toàn phần

Không quá 13,0 % (Phụ lục 9.8).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Định lượng

Tiến hành phương pháp Định lượng tinh dầu trong dược liệu (Phụ lục 12.7). Lấy khoảng 30 g dược liệu khô, thêm khoảng 200 ml nước, cất trong 3 h với tốc độ 2,5 ml/min đến 3,5 ml/min. Dược liệu phải chứa ít nhất 1,0 % tinh dầu tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hoạch bằng cách nhổ hay cắt cả cây. phơi hoặc sấy nhẹ cho đến khô. Đập lấy quả, loại bỏ tạp chất, phơi hay sấy khô.

Bảo quản

Để nơi khô, thoáng mát, tránh làm mất tinh dầu.

Tính vị, quy kinh

Khổ, vi tân, mùi thơm hẳc, ôn, hơi có độc. Vào hai kinh thận, tam tiêu.

Công năng, chủ trị

Cường dương, ôn thận, sát trùng, tán hàn. Chủ trị: Liệt dương, di tinh, mộng tinh, hoạt tinh, viêm loét âm đạo, âm hộ ngứa, ra khí hư đỏ lẫn trắng, phong thấp, đau khớp, nhiễm trùng ngoài da.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 3 g đến 9 g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài: Nấu nước xông, rửa, lượng thích hợp.

Kiêng kỵ

Người thận suy, hỏa bốc hay cường dương không nên dùng.

Rate this post

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây