XƯƠNG BỒ

0
5671

Mục lục

XƯƠNG BỒ
Rhizoma Acori
Thạch xương bồ lá to, Thủy xương bồ

Xương bồ lá thân rễ đã phơi khô, hoặc sấy khô của cây Thạch xương bồ lá to (Acorus gramineus Soland. var. macrospadiceus Yamamoto Contr) và cây Thủy Xương bồ (Acorus calamus L. var. angustatus Bess.), họ Ráy (Araceae).

Mô tả

Thạch xương bồ lá to: Thân rễ hình trụ dẹt, dài 20 cm đến 5 cm, đường kính 5 mm đển 7 mm, đốt dài 7 mm đến 8 mm, hoặc 1 cm về phía ngọn. Phía ngọn đôi khi phân 2 đến 3 nhánh phụ, mỗi nhánh dài khoảng 5 cm, ở mỗi đốt có các rễ thưa và cứng. Khi khô vỏ thân rễ có màu nâu gỉ sắt. Thể chất cứng, vết bẻ có nhiều xơ. Thân rễ có mùi thơm dặc trưng.
Thủy xương bồ: Thân rễ hình trụ dẹt, dài trung bình 50 cm đến 60 cm, có khi tới 1 m, dày 0,5 cm đến 1 cm, đốt dài 1 cm, mau về phía gốc và phía ngọn, đôi khi phân 2 đến 3 nhánh phụ, mỗi nhánh dài khoảng 5 cm. ở mỗi đốt có các rễ phụ thưa. Khi khô vỏ rễ có màu nâu gỉ sắt. điểm nhiều chấm đen. Thể chất dai, xốp. Thân rễ có mùi thơm đặc trưng.

Vi phẫu

Thạch xương bồ lá to: Thiết diện của thân rễ hình trái xoan. Tỷ lệ giừa phần từ lớp bần đến vòng nội bì và từ nội bì vào trung tâm là 2 : 1. Lớp biểu bi gồm những tế bào nhỏ, thành dày hóa gỗ. Phần mô mềm vỏ có nhiêu bó sợi hình tròn, đường kính khoảng 102 µm. Nhiều bó sợi bên ngoài có tinh thể calci oxalat. Có nhiều tế bào chứa tinh dầu, kích thước khoảng 50 µm, Nhiều hạt tinh bột đơn hoặc kép. Sát vòng nội bì có một lớp bó libe-gỗ xếp thưa. Mỗi bó có đường kính khoảng 306 µm. Libe ở hai đầu, gỗ ở giữa.
Vòng nội bì có một lớp tế bào hình chữ nhật. Phần mô ruột có nhiều bó libe-gỗ, mỗi bó có gồ ở ngoài, libe ở trong. Có một vòng bó libe-gỗ thưa xếp sát vòng nội bì. Ngoài ra còn có nhiều bó libe-gỗ xếp lộn xộn.
Thủy xương bồ: Vi phẫu cắt ngang có hình tròn hơi dẹt. Tỷ lệ giữa phần từ lớp bần đến vòng nội bì và từ nội bì vào trung tâm là 0,7 : 1. Lớp biểu bì gồm những tế bào nhỏ, thành dày hóa gồ, dễ bong ra. Phần mô mềm vỏ có nhiều khuyết, đường kính khuyết trưng bình 102 µm, có nhiều bó sợi hình tròn, đường kính 102 µm. Nhiều tế bào chứa tinh dầu màu vàng nhạt. Nhiều hạt tinh bột đơn hoặc kép trong tế bào mô mềm. Sát vòng nội bì có một lớp bó libe-gỗ xếp thưa, mỗi bó đường kính trung bình 306 µm, ở giữa có các tế bào chứa các tinh thể calci oxalat bám sát ở bên ngoài các bó sợi. Vòng nội bì có một lớp tế bào hình chữ nhật. Phần mô ruột: Sát vòng nội bì có một lớp bó libe-gỗ, kích thước tương tự nhau (306 µm) xếp đều đặn. Bên trong ruột cũng có các bó libe-gỗ sắp xếp lộn xộn.

Bột

Thạch xương bồ lá to: Bột hơi màu vàng, mùi thơm đặc trưng. Mảnh mô mềm gồm tế bào thành mỏng có nhiều hạt tinh bột đơn hoặc kép. Các tế bào chứa tinh dầu màu nâu nhạt. Nhiều đám sợi có tinh thề calci oxalat hình khối lăng trụ. Tinh thể calci oxaỉat hình khối nằm rải rác, hoặc tập trung trong bó sợi, đường kính 10 µm đến 40 µm. Các mảnh mạch vạch rải rác riêng lẻ hoặc tập trung thành bó. Nhiéu hạt tinh bột hình gần tròn, đường kính 3 µm đến 15 µm, năm rải rác hoặc trong các mảnh mô mềm.
Thủy xương bồ: Màu nâu nhạt, mùi thơm đặc trưng. Soi kính hiền vi thấy: Nhiều hạt tinh bột đơn hoặc kép, đường kính 3 µm đến 5 µm. Mảnh mô mềm gồm nhiêu tế bào thành mỏng, chứa tinh bột.
Rải rác cỏ mảnh mạch, sợi và tinh thể calci oxalat hình nhiêu cạnh. Tế bào chứa tinh dầu màu nâu nhạt. Mảnh bần gồm tế bào nhiều cạnh, màu nâu.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).
Bản mỏng: Silcal gel G.
Dung môi khai triển: n-Hexan – ethylacetat (85 : 15).
Dung dịch thử
: Lấy phần tinh dầu sau khi định tượng hòa tan trong methanol (TT) để được dung dịch có nồng độ 5 % (tt/tt).
Dung dịch đối chiếu: Lấy thân rễ Thạch xương bồ (mẩu chuẩn), tiến hành như mô tả ở phần Dung dịch thử.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô ngoài không khí. Phun dung dịch vanilin trong ethanol 96 % (TT). Sấy bản mỏng ở 105 °C cho đến khi hiện rõ các vết. Quan sát dưới ánh sáng thường. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 12.13).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Tro toàn phần

Không quá 4,6 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trong acid

Không quá 1,3 % (Phụ lục 9.7).

Định lượng

Tiến hành theo phương pháp định lượng tinh dầu trong dược liệu (Phụ lục 12.7). Hàm lượng tinh dầu không ít hơn 1,5 % đối với Thạch xương bồ và 2,0 % đối với Thủy xương bồ, tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa thu, đào lấy thân rễ. rửa sạch, loại bỏ rễ con, phơi khô.

Bào chế

Loại bỏ tạp chất, ngâm dược liệu trong nước cho mềm, cắt thành phiến, dài 3 cm đến 5 cm, dày 2 mm đến 3 mm phơi khô. Khi dùng sao với cám gạo tới khi có mùi thơm, màu hơi vàng.

Bảo quản

Để nơi khô, mát, tránh mốc mọt.

Tính vị, quy kinh

Tân, ôn. Vào các kinh tâm, can, tỳ.

Công năng, chủ trị

Thông khiếu, trục đờm, tăng trí nhớ, tán phong, khoan trung khử thấp, giải độc, sát trùng. Chủ trị: Bệnh phong điên gian, đờm vít tắc, hôn mê, hay quên, mộng nhiều, viêm phế quản, tai điếc, đi lỵ đau bụng. Dùng ngoài, trị mụn nhọt, ghé lở chảy nước.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 4 g đến 8 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán, thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ

Âm hư, hoạt tinh, ra nhiều mồ hôi. không nên dùng.

Rate this post

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây