BẠCH CẬP (Thân rễ)

0
3890

Thân rễ phơi hay sấy khô của cây Bạch cập [Bletilla striata (Thunb.) Reichb. f.], họ Lan (Orchidaceae).

Mô tả bạch cập

Thân rễ hình cầu dẹt, không đều, có 2 đến 3 ngạnh dạng móng, dài 1,5 cm đến 5 cm, dày 0,5 cm đến 1,5 cm. Mặt ngoài trắng ngà hoặc trắng xám, có các vòng đồng tâm và có các nốt màu nâu là sẹo của rễ con, các sẹo của thân nhỏ cao lên ở phần trên, phần dưới có vết nổi của củ khác. Chất cứng chắc và khó bẻ gãy, mặt cắt ngang màu hơi trắng, trong như sừng. Không mùi. Vị đắng, nhai dính, dẻo.

Bột bạch cập

Màu trắng ngà hay vàng nhạt, hơi ánh nâu. Soi kính hiển vi thấy: Các mành tế bào biểu bì thành dày, hóa gỗ, không phẳng, có những ống lỗ rõ rệt. Tinh thể calci oxalat hình kim dài 18 µm đến 88 µm có trong các tế bào lớn, hình gần tròn, chứa chất nhày hoặc nằm rải rác bên ngoài. Bó sợi đường kính 11 µm đến 30 µm, thành tế bào hóa gỗ có lỗ hình bầu dục hay hình chữ V. Các mạch thang, mạch vạch, mạch xoắn đường kính 10 µm đến 32 µm. Khối hạt tinh bột hồ hóa không màu.

Định tính bạch cập

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).
Bản mỏng: Silica gel G.
Dung môi khai triển: Cyclohexan – ethyl acetat – methanol (6: 2,5:1).
Dung dịch thử: Lấy 2g bột dược liệu vào bình nón, thêm 20 ml methanol 70 % (TT), lắc siêu âm 30 min, lọc. Bốc hơi dịch lọc đến khô, hòa tan cắn trong 20 ml nước. Tiến hành chiết 2 lần, mỗi lần với 20 ml ether (TT), gộp các dịch chiết ether, bốc hơi tới còn 1 ml.
Dung dịch đối chiếu: Lấy 1 g bột Bạch cập (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 pl dung dịch thử và 10 pl dung dịch đổi chiếu. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô trong không khí. Phun dung dịch acid sulfuric 10% trong ethanol (TT), sấy ở 105 ºC trong vài phút, để yên 30 min đến 60 min. Quan sát dưới ánh sáng thường. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu. Quan sát dưới ánh sáng từ ngoại ở bước sóng 366 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết phát quang cùng giá trị Rf và màu sắc với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm của bạch cập

Không quá 15,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 °C, 5 h).

Tro toàn phần bạch cập

Không quá 5,0 % (Phụ lục 9.8).

Tro bạch cập không tan trong acid

Không quá 1,5 % (Phụ lục 9.7).

Tạp chất bạch cập

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Chế biến bạch cập

Thu hoạch vào mùa hạ và mùa thu, lấy thân rễ, rửa sạch đất cát, bỏ rễ con, luộc hoặc đồ lên đến khi mặt cắt ngang thân rề không còn lõi trắng, phơi đến khô se, bỏ vỏ ngoài rồi phơi tiếp đến khô.

Bào chế bạch cập

Lấy Bạch cập sạch, hấp cho mềm đều, thái phiến phơi khô.

Bảo quản bạch cập

Để nơi khô, thoáng.

Tính vị, quy kinh của bạch cập

Khổ, cam, sáp, vi hàn. Vào kinh phế, vị.

Công năng, chủ trị của bạch cập

Thu liễm chỉ huyết, sinh cơ tiêu sưng. Chủ trị: Lao phổi ho ra máu, nôn ra máu, chấn thương chảy máu, da nứt nẻ, nhọt độc viêm tấy.

Cách dùng bạch cập

Ngày dùng từ 6 g đến 15 g, dạng thuốc sắc.
Ngày dùng từ 3 g đến 6 g, dạng thuốc viên hoặc thuốc bột để uống.
Dùng bôi, đắp ngoài với lượng phù hợp.

Kiêng kỵ bạch cập

Không kết hợp với các loại thuốc Ô đầu (Ô đầu, Phụ tử, Thiên hùng).

Rate this post

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây