BẠCH TẬT LÊ (Quả)

0
5264

Quả chín phơi khô của cây Bạch tật lê {Tribulưs terrestris L.), họ Tật lê (Zygophyllaceae).

Mục lục

Mô tả bạch tật lê

Quả hình cầu, đường kính 12 mm đến 15 mm. Vỏ quả màu lục hơi vàng, có các gờ dọc và nhiều gai nhỏ, xếp đối xứng một đôi gai dài và một đôi gai ngắn; hai mặt bên thô ráp,
có vân mạng lưới, màu trắng xám. Chất cứng, không mùi. Vị đắng, cay.

Bột bạch tật lê

Màu lục vàng. Soi kính hiển vi thấy: Sợi vỏ quả hóa gỗ, ờ lớp trên và lớp dưới xếp đan chéo nhau, sợi đơn lẻ rải rác; đôi khi có bó sợi nối tiếp các tế bào đá. Tế bào đá hình bầu
dục dài hoặc gần tròn, xếp thành từng nhóm. Tế bào vỏ cứng hình nhiều cạnh hoặc gần vuông, đường kính khoảng 30 µm; thành tế bào có vân hình mạng lưới dày lên và hóa gỗ. Các tinh thể calci oxalat hình lăng trụ đường kính 8 µm đến 20 µm.

Định tính bạch tật lê

A. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).
Bản mỏng: Silica gel G.
Dung môi khai triển: Dùng lóp dưới cùa hỗn hợp dung môi gồm cloroform – methanol – nước (13:7:2) được để yên ờ dưới 10 °c.
Dung dịch thử: Lấy 3 g bột dược liệu vào bình nón, thêm 50 ml cloroform (TT), siêu âm 30 min, lọc. Bỏ dịch chiết cloroform, bay hơi bã đến khô. Thêm 1 ml nước vào bã trộn đều, thêm tiếp 50 ml n-butanol đã bão hòa nước (TT), lắc siêu âm 30 min, gạn lấy dịch chiết butanol rửa hai lần với cùng thể tích amoniac (TT), bỏ nước rửa. Bay hơi n-butanol đến khô, hòa tan cắn trong 1 ml methanol (TT) dùng làm dung dịch thử.
Dung dịch đối chiếu: Lấy 3 g bột Bạch tật lê (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô trong không khí. Phun dung dịch p-dimethyl ammobenzaldehyd (Hòa tan 1 g p-dimethyl-amino benzaldehyd (TT) trong 34 ml acid hydrocloric (TT) và 100 ml methanol (TT), trộn đều, sấy bản mỏng ở 105 °c đến khi các vết hiện rõ. Quan sát dưới ánh sáng thường. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng giá trị Rf và màu sắc với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm bạch tật lê

Không quá 9,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 °c, 5 h).

Tro toàn phần bạch tật lê

Không quá 12,0 % (Phụ lục 9.8).

Chế biến bạch tật lê

Thu hoạch vào mùa thu, khi quả chín, cắt cả cây, phơi khô, thu lấy quả, bỏ gai cứng.

Bào chế bạch tật lê

Tật lê: Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, trừ bỏ gai cứng còn sót, phơi khô.
Tật lê sao: Lấy Tật lê sạch, cho vào nồi, sao lửa nhỏ, cho đến khi màu hơi vàng là được, lấy ra phơi khô.

Bảo quản bạch tật lê

Để nơi khô, tránh mốc.

Tính vị, quy kinh bạch tật lê

Tân, khổ, vi ôn, hơi độc. Vào kinh can, phế.

Công năng, chủ trị bạch tật lê

Bình can giải uất, hoạt huyết, khu phong, sáng mắt, ngừng ngứa.

Chủ trị: Nhức đầu, chóng mặt; ngực sườn đau trướng, tắc sữa, viêm (nhọt) vú; đau mắt đỏ kéo màng mắt; phong chẩn, ngứa.

Liều lượng, cách dùng bạch tật lê

Ngày dùng từ 6g đến 9g, dạng thuốc sắc.

5/5 - (1 bình chọn)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây