BẠCH THƯỢC (Rễ)

0
12690

Rễ đã cạo bỏ lớp bần và phơi hay sấy khô của cây Thược dược {Paeonia lactiflora Pall.), họ Hoàng liên (Ranunculaceae)

Mục lục

Mô tả bạch thược

Rễ hình trụ tròn, thẳng hoặc đôi khi hơi uốn cong, hai đầu phẳng; đều nhau hoặc một đầu to hơn, dài 5 cm đến 18 cm, đường kính 1 cm đến 2,5 cm. Mặt ngoài hơi trắng hoặc hồng nhạt, đôi khi có màu nâu thẫm, nhẵn hoặc có nếp nhăn dọc và vết tích của rễ nhỏ. Chất rắn chắc, nặng, khó bẻ gãy. Mặt cắt phẳng màu trắng ngà hoặc hơi phớt hồng, vỏ hẹp, gỗ thành tia rõ đôi khi có khe nứt. Không mùi. Vị hơi đắng và chua

Dược liệu thái lát: Lát mỏng gần tròn, bên ngoài nhẵn mịn, màu trắng hoặc hơi phớt hồng. Vị hơi đắng và chua.

Bột bạch thược

Bột màu trắng. Soi kính hiển vi thấy: Các khối tinh bột bị hồ hóa. Tinh thể calxi oxalat đường kính 11 µm đến 35 µm xếp thành hàng hay rải rác trong tế bào mô mềm; mạch mạng có đường kính 20 µm đến 65 µm. Sợi gỗ dài, đường kính 15 µm đến 40 µm, thành dày hơi hóa gỗ.

Định tính bạch thược

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).
Bản mỏng: Silica gel G.
Dung môi khai triển: Cloroform – ethyl acetat- methanol – acid formic(40 : 5:10: 0,2).
Dung dịch thử: Lấy 0,5 g bột dược liệu, thêm 10 ml ethanol 96 % (TT), lắc kỹ trong 5 min, lọc. Bốc hơi dịch lọc đến khô, hòa tan cắn trong 2 ml ethanol 96 % (TT) được dung dịch thử.
Dung dịch đối chiếu: Hòa tan paeoniflorin chuẩn trong ethanol 96 % (TT) được dung dịch có chứa 1 mg/ml. Nếu không có paeoniflorin chuẩn thì lấy 0,5 g bột Bạch thược (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.
Cách tiến hành: Chấm riêng rẽ lên bản mỏng 10 pl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký xong, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng. Phun dung dịch vanilin 5 % trong acid sulfuric (TT), sấy ở 105 °c đến khi xuất hiện rõ vết.
Trên sắc ký đồ, dung dịch thử phải có vết cùng giá trị Rf và màu sắc với vệt của paeoniflorin hoặc phải có các vệt cùng giá trị Rf và màu sắc với các vết trên sắc ký đồ của
dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm bạch thược

Không quá 12,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 100 °c, 5 h).

Tro toàn phần bạch thược

Không quá 4,0 % (Phụ lục 9.8).

Tạp chất bạch thược

Không quá 0,5 % (Phụ lục 12.11).

Kim loại nặng bạch thược

Không quá 5 phần triệu Pb, 0,3 phần triệu Cd, 2 phần triệu As, 0,2 phần triệu Hg và 20 phần triệu Cu (Phụ lục 9.4.11).

Chất chiết được trong dược liệu bạch thược

Không được ít hơn 22,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.
Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dùng nước làm dung môi.

Định lượng bạch thược

Phương pháp sắc ký lòng (Phụ lục 5.3).
Pha động: Acetoniíriỉ- dung dịch acid phosphoric 0.1 % (14:86)7
Dung dịch chuẩn: Cân chính xác một lượng paeoniflorin chuẩn và hòa tan trong methanol (TT) để được dung dịch có nồng độ khoảng 60 µ/ml

Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 0,1 g bột dược liệu vào bình định mức 50 ml, thêm 35 ml ethanol 50 % (TT), lắc siêu âm trong 30 min, để nguội, thêm ethanol 50 % (TT) đến vạch, lắc đều, lọc qua giấy lọc thường, bỏ 10 ml dịch lọc đầu, lọc dịch lọc sau qua màng lọc 0,45 pm được dung dịch thử.
Điều kiện sắc ký: Cột kích thước (25 cm X 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 pm).
Detector quang phổ tử ngoại đặt ờ bước sóng 230 nm
Tốc độ dòng: 1 ml/min.
Thể tích tiêm: 10 pl.
Cách tiến hành:
Tiến hành sắc ký dung dịch chuẩn theo điều kiện đã mô tả, tính số đĩa lý thuyết của cột. số đĩa lý thuyết tính theo pic paeoniflorin không được dưới 2000.
Tiến hành sắc ký dung dịch chuẩn và dung dịch thử theo điều kiện đã mô tả, ghi sắc ký đồ. Căn cứ vào diện tích pic thu được từ dung dịch thử, dung dịch chuẩn và hàm lượng C23H 28O 11 của paeoniflorin chuẩn, tính hàm lượng paeonidorin trong dược liệu.
Dược liệu phải chứa ít nhất 1,6 % paeoniflorin (C23H 28O 11) tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến bạch thược

Đào lấy rễ, rửa sạch đất cát, cắt bỏ đầu đuôi và rễ con, cạo sạch vỏ ngoài sau đổ luộc chín hoặc luộc chín rồi bỏ vỏ, phơi khô hoặc thái lát phơi khô.
Dược liệu thái lát: Lấy rễ chưa thái lát, làm ẩm, ủ mềm, thái lát mỏng, phơi khô.

Bảo quản bạch thược

Để nơi khô, mát, tránh mốc, mọt.

Tính vị, quy kinh bạch thược

Khổ, toan, vi hàn. Vào các kinh tỳ, can, phế.

Công năng, chủ trị bạch thược

Bổ huyết, dưỡng ẩm, thư cân, bình can, chi thống. Chủ trị: Huyết hư, da xanh xao, đau sườn ngực, mồ hôi trộm, kinh nguyệt không đều, âm hư phát sốt, chóng mặt đau đầu, chân tay co rút, đau bụng do can khắc tỳ.

Cách dùng, liều lượng bạch thược

Ngày dùng từ 8 g đến 12 g, dạng thuốc sắc, hoặc thuốc hoàn. Thường phối hợp với một số vị thuốc khác.

Kiêng kỵ bạch thược

Đầy bụng không nên dùng. Không dùng cùng Lê lô

 

 

Rate this post

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây