banner-top
DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM 5 TẬP 1DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM 5 TẬP 2DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM BẢN BỔ SUNG

Bèo Tấm (Herba Spirodelae polyrrhizae) – Dược Điển Việt Nam 5

Nếu nội dung bài viết chưa chính xác, vui lòng thông báo cho chúng tôi tại đây
Bèo tấm

Tên khác: Phù bình, Tử bình, tía

Toàn cây phơi sấy khô của cây Bèo tấm (Spirodelapolyrrhiza (L.) Schield., họ Bèo tấm  (Lemmaceae).

Mô tả

Dược liệu là những búi nhỏ từ những cây bèo hợp lại, mỗi cây thường có 2 đến 3 phiến (cánh bèo) hình trứng nhỏ dính với nhau bằng các rễ mảnh dạng sợi.

Soi bột

Bột màu lục xám, vị nhạt, hơi tê lưỡi, mùi hơi tanh. Soi dưới kính hiển vi thấy: mảnh phiến lá có các tế bào thành uốn lượn, mang các lỗ khí, các đám tinh thể hình kim xếp thành bó. Nhiều lông che chở đa bào gồm 5 đến 7 tế bào xếp thành một dãy, rải rác có sợi thành mỏng kết thành bó.
Các tinh thể calci oxalat hình kim riêng lẻ hay xếp thành bó.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).
Bản mỏng. Silica gel 60F254.
Dung môi khai triển: Ethyl acetat – butanol – acid formic -nước (6 : 3 : 1 : 1)

Dung dịch thử: Lấy 1 g bột thô dược liệu, ngâm 30 min trong 20 ml methanol (TT) thỉnh thoảng lắc, lọc, cô dịch lọc tới khoảng 1 ml dùng làm dung dịch thử.
Dung dịch đối chiếu: Lấy 1 g bột (mẫu chuẩn), tiến hành chiết cùng điều kiện như đối với dung dịch thử.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên cùng bản mỏng 5 µl đến 10 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi khai triển, bản mỏng được để khô ngoài không khí ở nhiệt độ phòng. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng giá trị Rf và màu sắc với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Xem thêm: NẦN NGHỆ (Thân rễ)- Dược Điển Việt Nam V

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 9,6, 1 g, 85°C, 4 h).

Tạp chất

Không được quá 1 %. (Phụ lục 12.11).

Chất chiết được trong dược liệu

Không dưới 8,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.
Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dùng nước làm dung môi.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa hè, rửa sạch, loại bỏ tạp chất, phơi sấy khô.

Bảo quản

Để nơi khô ráo, thoáng mát, định kỳ phơi sấy lại.

Xem thêm: NÁNG HOA TRẮNG (Lá)- Dược Điển Việt Nam V

Tính vị, quy kinh

Vị cay, tính hàn. Vào kinh phế.

Công năng, chủ trị

Giải nhiệt, lợi tiểu. Chữa mẩn ngứa, phù thũng.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 3 g đến 9 g, dạng thuốc sắc để uống hoặc sắc lấy nước để ngâm rửa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *