CÁ NGỰA

0
3674

Hippocampus – Hải mã

Cả con cá đã phơi hay sấy khô của một số loài Cá ngựa {Hippocampusspp.), họ Cá chìa vôi (Syngnathidae).

Mục lục

Mô tả cá ngựa

Cá ngựa có thân hình hơi dẹt, dài và cong. Toàn thân dài  khoảng 15 cm đến 20 cm, có khi hơn; phần phình to ở giữa thân rộng từ 2 cm đến 4 cm; màu vàng nhạt hoặc nâu đen. Thân và đuôi chia thành các ô hình chữ nhật, các ô này  đựợc tạo bởi các đốt xương vòng song song; ở đính các đốt thân cổ các gai nhọn, thân có 7 g ở dọc đuôi cuộn lại ở cuối và chi có 4 gừ. Đầu hơi giống hình đầu ngựa, giữa đầu có các gai to nhô lên. Miệng dài như một cái vòi, không có răng, hai mắt lõm sâu. Thể nhẹ, chat xương, cứng rắn, hơi có mùi tanh, vị hơi mặn. Cả ngựa loại to, đâu đuôi đây đủ, không có sâu mọt là loại tốt.

Độ ẩm cá ngựa

Không quá 12,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g dược liệu đã nghiền nhỏ, 105 cc, 4 h).

Chế biến cá ngựa

Hai mùa hạ, thu, bắt cá ngựa về rửa sạch, loại bỏ màng da, bỏ ruột, uốn cong đuôi rồi phơi khô, thường buộc lại từng đôi một (1 con đực, 1 con cái).

Bào chế cá ngựa

Loại bỏ tạp chất, vụn nhỏ, khi dùng giã nát, tán bột. Thường vặt bỏ gai trên đầu, tẩm rượu, hơ hoặc sao kỹ với cám, tán nhỏ để dùng hoặc ngâm rượu với thuổc khác để uổng.

Bảo quản cá ngựa

Để nơi khô, mát, trong lọ, hộp kín có chứa một ít long não hay hồ tiêu để phòng sâu mọt.

Tính vị, quy kinh cá ngựa

Cam, hàm, ôn. Vào các kinh can, thận.

Công năng, chủ trị của cá ngựa

Ôn thận tráng dương, tán kết tiêu thũng. Chủ trị: Liệt dương, di niệu, thận hư, tái xuyễn, trưng hà, u cục ở trong bụng, ngã tổn thương.

Dùng ngoài trị mụn nhọt sưng đau.

Cách dùng, liều lượng cá ngựa

Ngày dùng từ 3 g đến 9 g, dạng thuốc uống.

Dùng ngoài: Tán thành bột mịn bôi vào chỗ đau. Lượng thích hợp.

Kiêng kỵ cá ngựa

Phụ nữ mang thai kiêng dùng

Rate this post

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây