Đương quy di thực (rễ)

0
6742

Mục lục

Radix Angelicae acutilobae

Rễ củ đã phơi hay sấy khô của cây Đương quy di thực từ Nhật Bản [Angelica acutiloba (Sieb. et Zucc.) Kitagawa], họ Hoa tán (Apiaceae).

Mô tả

Rễ chính ngắn và mập, dài 10 cm đến 20 cm, đường kính 2 cm trở lên, có nhiều rễ nhánh dài 15 cm đến 20 cm, đường kính 0,2 cm trở lên. Mặt ngoài màu nâu tối, có nhiều nếp nhăn dọc, nhiều sẹo lồi nam ngang là vết tích của rễ con. Mặt cắt ngang màu trắng ngà có vân tròn và nhiều điểm tinh dầu. Mùi thơm hơi hắc, vị ngọt nhẹ, sau hơi cay nóng.

Vi phẫu

Mặt cắt ngang hình tròn, từ ngoài vào trong có: Lớp bần gồm nhiều hàng tế bào hình chữ nhật thành dày xếp thành vòng đồng tâm và dãy xuyên tâm. Mô mềm vỏ gồm những tế bào thành mỏng, lớp phía ngoài thường bị ép bẹp, méo mó, rải rác có các khuyết tế bào hình dạng khác nhau. Thỉnh thoảng có các ống tiết tinh dầu nằm rải rác trong mô mềm vỏ và libe. Libe-gỗ bị phân cách bởi các tia ruột tạo thành các bó dài riêng biệt. Tầng sinh libe-gỗ tạo thành vòng liên tục. Tia ruột gồm 2 đến 3 hàng tế bao xếp theo hướng xuyên tâm.

Bột

Bột có màu vàng nâu, mùi thơm, vị cay. Soi dưới kính hiển vi thấy: Có nhiều hạt tinh bột hình tròn hay hình trứng nhỏ đứng riêng lẻ hay từng đám, đường kính từ 5 pm đến 20 pm. Mảnh mạch mạng, mạch xoắn, mạch điểm. Mảnh mô mềm có nhiều hạt tinh bột, rải rác có các giọt dầu màu vàng nhạt.

Định tính

  1. Bột dược liệu phát quang dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366 nm.
  2. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silicagel 60F254.

Dung môi khai triển: Cyclohexan – ethyl acetat – aceton (7:2: 1).

Dung dịch thử: Lấy 2 g bột dươc liệu thêm 20 ml aceton (77), lắc thật kỹ (lắc trên máy lắc) trong 1 h. Lọc. Bốc hơi dịch lọc đến khô. Hòa tan cắn trong 1 ml cloroform (77). Dung dịch đối chiếu: Lấy 2 g Đương qui di thực (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử. Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 pl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366 nm, trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải cho các vết phát quang xanh lơ sáng có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu. Sau đó phun dung dịch kali hydroxyd 1 M trong ethanol (TT), các vết này phát quang mạnh hơn.

Độ ẩm

Không quá 15,0 % (Phụ lục 12.13).

Dùng 10 g dược liệu đã cắt nhỏ

Tro không tan trong acid

Không quá 4,5 % (Phụ lục 9.7).

Tạp chất (Phụ lục 12.11)

Thân, lá, hoa lẫn trong dược liệu: Không quá 2,0 %.

Tạp chất khác: Không quá 1,0 %.

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 35,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10). dùng ethanol 50 % (TT) làm dung môi.

Định lượng

Tiến hành theo phương pháp định lượng tinh dầu trong dược liệu (Phụ lục 12.7). Dùng 50 g bột dược liệu (qua rây số 355), thêm 250 ml nước, một ít đá bọt và 75 ml glycerin (TT), cất trong 4 h (khi cất phải tăng nhiệt độ dần dần để tránh bị trào do tạo bọt),

Hàm lượng tinh dầu trong dược liệu không được ít hơn 0,1 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Đào lấy rễ củ ở cây trồng được 10-12 tháng, rửa sạch, phơi hay sấy ờ 50 °c đến 60 °c đến khô.

Bảo quản

Để nơi khô mát, tránh ẩm, mốc mọt.

Tính vị, quy kinh

Cam, tân, ôn. Vào các kinh can, tâm, ty.

Công năng, chu tri

Bổ huyết, hành huyết, hoạt huyết, điều kinh, nhuận tràng, thông đại tiện.

Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, đau bụng khi thấy kinh, thắt lưng đau, băng lậu, đại tiện khô táo, đi lỵ đau bụng.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 6 g đến 15 g, dạng thuốc sắc.

Rate this post

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây