Tên khác: Màng mề gà
Lớp màng trong đã phơi hoặc sấy khô của mề con Gà (Gallus gallus domesticus Brisson), họ Chim trĩ (Phasianidae).
Mô tả
Màng gần nguyên vẹn hoặc từng mảnh khô cong, cuộn lại, dày khoảng 0,2 cm. Mặt ngoài màu vàng, lục vàng hoặc nâu vàng, màng mỏng trong mờ, có nếp nhăn dọc nhô lên. Chất giòn dễ gãy vỡ, vết gãy bóng như sừng. Mùi hơi tanh, vị hơi đắng.
Độ ẩm
Không quá 15,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 °C, 4 h).
Xem thêm: Đại (Hoa) (Flos Plumeriae rubrae) – Dược Điển Việt Nam 5
Tạp chất
Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).
Tro toàn phần
Không quá 2,0 % (Phụ lục 9.8).
Tro không tan trong acid
Không quá 1,0 % (Phụ lục 9.7).
Chất chiết được trong dược liệu
Không ít hơn 7,5 % tính theo dược liệu khô kiệt.
Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dùng ethanol 50 % (TT) làm dung môi.
Xem thêm: Dừa Cạn (Rễ) (Radix Catharanthi rosei) – Dược Điển Việt Nam 5
Chế biến
Mổ gà, bóc lấy màng mề gà khi còn nóng, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.
Bào chế
Kê nội kim sao: Lấy Kê nội kim sạch, rang với cát đến khi phồng lên, lấy ra, để nguội. Dược liệu sau khi sao có màu nâu vàng sậm tới màu vàng sém đen, trên bề mặt có những nốt phồng nhỏ, bị vỡ khi bóp nhẹ, mảnh vỡ bóng láng.
Kê nội kim chế dấm: Lấy Kê nội kim sạch, sao đến khi phồng lên, phun dấm, lấy ra phơi hoặc sấy khô. Cứ 100 kg Kê nội kim dùng 15 L dấm.
Bảo quản
Để nơi khô, trong bao bì kín, tránh mốc, mọt.
Tính vị, quy kinh
Cam, bình. Vào các kinh tỳ, vị, tiểu trường, bàng quang.
Công năng, chủ trị
Kiện vị, tiêu thực, sáp tinh.
Chủ trị: Thực tích không tiêu, bụng đầy trướng, nôn mửa, kiết lỵ, di tinh. Trẻ em cam tích, đái dầm.
Cách dùng, liều lượng
Ngày dùng từ 3 g đến 9 g, dạng thuốc tán.
Kiêng ky
Không bị tích trệ không nên dùng.