MAI Mực

0
6384

MAI Mực
Os Sepiae
Ô tặc cốt

Mai rửa sạch phơi hay sấy khô của con Cá mực  (Sepia  escalenta Hoyle), họ Mực nang (Seplidae).

Mô tả

Mai mực hình bầu dục dài 13 cm đến 23 cm, rộng 6,5 cm  đến 8 cm và dẹt, mép mỏng. Lưng cứng, màu trắng hay  trắng ngà, hai bên có rìa màu vàng đậm hơn. Trên mặt lưng  có u hạt nổi lên, xếp thành những đường vân hình chữ u  mờ. Mặt bụng màu trắng, xốp, có những đường vân ngang  nhỏ, dày đặc, tựa như những lần sóng gợn, có 1 rãnh dọc  nồng ở giữa mặt bụng. Mép như sừng của phần đuôi mở  rộng dần và uốn cong ve phía bụng, tận cùng phần đuôi cỏ  gai như chất xương, thường bị gẫy và rơi rụng. Trừ phần  lưng và mép bụng, có thể chất cứng, còn toàn bộ mai mực  có thể dùng móng tay nghiền dễ dàng thành bột mịn. Vị  hơi mặn và chát. Mùi hơi tanh.

Bột

Phần nhiều màu trắng, dưới kinh hiển vi thấy: Đa số ở  dưới dạng phiến mỏng trong suốt, không đều, một số có  gợn nhỏ. Những mảnh vỡ không đều, mặt có hình vân lưới  hay đốm nổi gợn lên.

Định tính

Lấy khoảng 0,5 bột dược liệu, thêm 10 ml dung dịch acid  hydrocloric 10 % (TT), sẽ có sủi bọt và tan gần hết.

Độ ẩm

Không quá 5,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 °C, 4 h).

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Chế biến

Mực bắt về loại bỏ thịt, giữ lại mai, rửa sạch, phơi hoặc  sấy khô.

Bào chế

Rửa sạch, phơi khô, thái thành miếng nhỏ hoặc tán thành  bột mịn.

Bảo quản

Nơi khô, mát.

Tính vị, quy kinh

Hàm, ôn. Quy vào can, thận.

Công năng, chủ  trị

Thông huyết mạch, trừ hàn thấp, chi huyết. Chủ trị: Thổ  huyết, nục huyết, cam tẩu mã, băng lậu, đới hạ, đau loét dạ  dày và hành tá tràng, âm nang lờ ngứa.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 5 g đến 9 g, dạng thuốc bột hoặc phối ngũ  trong các bài thuốc.
Dùng ngoài: Tán mịn, đắp lượng thích hợp vào chỗ lờ loét.

Kiêng kỵ

Kỵ Bạch cập, Bạch liễm, Phụ tử.

Rate this post

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây