MẬT ONG

0
6977

MẬT ONG
Mel

Mật ong là mật của con Ong mật gốc châu Á (Apis cerana  Fabricus) hay Ong mật gốc châu Âu (Apis mellifera L.), họ  Ong mật (Apidac).

Mô tả

Chất lỏng đặc sánh, hơi trong và dính nhớt, có màu trắng  đến màu vàng nhạt hoặc vàng cam đến nâu hơi vàng. Khi để lâu hoặc để lạnh sẽ có những tinh thể dạng hạt dần dần  tách ra. Mùi thơm, vị rất ngọt.

Tỷ trọng

Ở 20 °C: Không dưới 1,38 (Phụ lục 6.5).
Nếu chế phẩm có đường kết tinh càn đun nóng trên cách  thủy ở nhiệt độ không quá 60 °C  cho tan hết đường, trộn  đều, Để nguội và tiến hành đo tỷ trọng bằng phương pháp  dùng pienomet hay cân thủy tĩnh.

Độ acid

Hòa tan 10 g chế phẩm với 100 ml nước cất mới đun sôi để  nguội, thêm 2 giọt dung dịch phenolphtalein (TT) và 4 ml  dung dịch natri hydroxyd 0,1 M (TT), xuất hiện màu hồng  bền vững trong 10 s.

Tinh bột và dextrin

Đun 2 g chế phẩm với 10 ml nước cất, để nguội, thêm 1 giọt  thuốc thử iod, không được có màu xanh hoặc màu đỏ.
Cách pha thuốc thử iod: Hòa tan 26,0 g  iod (TT) và  72 g  kali iodid (TT) trong 100 ml  nước, thêm 6 giọt  acid hydrocloric (TT) và pha loãng với  nước đến vừa đủ  500 ml, trộn đều và lọc qua phều lọc thủy tinh xốp.

Tạp chất

Trộn đều 1 g chế phẩm với 2,0 ml nước cất, ly tâm. Gạn  lấy phần cặn đem soi dưới kính hiển vi, ngoài hạt phấn hoa  ra, không được có tạp chất khác.

Tro toàn phần

Không quá 0,4 % (Phụ lục 9.8).

Tro sulfat

Từ 0,1 đến 0,4 % (Phụ lục 9.9).

Clorid

Không quá 0,02 % (Phụ lục 9.4.5).
Dung dịch A: Hòa tan 4,0 g chế phẩm trong nước, thêm  nước vừa đủ 40,0 ml và lọc.
Lấy 2,5 ml dung dịch A để tiến hành thử.

Calci

Không quá 0,06 %.
Lấy 1,0 ml dung dịch A, pha loãng với  nước cất thành  10,0 ml. Dung dịch thu được không được chứa calci nhiều  hơn 6,0 ml  dung dịch calci mẫu 10 phần triệu Ca (TT)  thêm nước vừa đủ 10,0 ml (Phụ lục 9.4.3).

Sulfat

Không quá 0,02 %. Lấy 7,5 ml dung dịch A đề tiến hành thử (Phụ lục 9.4.14).

Chất nhầy tổng hợp

Không được xuất hiện tủa do chất nhầy tổng hợp.
Pha loãng chể phẩm khoảng 8 lần với nước cất đun nóng.  Nếu có chất nhầy tổng hợp sẽ xuất hiện tủa. Tủa này có  khuynh hướng tan lại khi để nguội. Tủa tạo thành khi đun  nóng, đem lọc, hòa tan tủa trong nước cất và thêm dung  dich fuchsin (TT), dung dịch sẽ chuyên sang màu hồng.  Làm bão hòa dung dịch bằng natri Sulfat khan (TT), sẽ cho  tủa bông màu đỏ đậm.

Sacarin

Phương pháp chuvển sacarin thành acid salicylic:
Acid hóa 50 ml chế phẩm với dung dịch acid hydrocloric  10% (TT). Chiết 3 lần, mỗi lần với 5 ml  ether (TT). Gộp  các dịch chiết ether rồi rửa với 5 ml  nước cất. Bốc hơi  ether. Hòa tan cắn trong một ít nước nóng, thêm nước cất  cho vừa đủ 10 ml, thêm 2 giọt dung dịch acid sulfuric 38 %  (TT). Đun sôi, thêm từng giọt dung dịch kalipermanganat  5 % (TT) (cho quá thừa 1 giọt đến khi có màu hồng. Để  nguội, hòa tan 1 g natri hydroxyd (TT) vào dung dịch, lọc  vào một chén sứ, đun cách thủy đến khô rồi đem nung ở 210 °C đến 215 °C trong 20 min.
Hòa cắn trong nước cất và acid hóa bằng dung dịch acid  hydrocloric 16 % (TT), chiết với  ether (TT) và bốc hơi  ether. Nhỏ vào cắn 2 giọt  dung dịch sắt (III)  clorid 1 %  (TT), không được xuất hiện màu tím.

Đường tráo nhân tạo hoặc chất tạo màu với resorcin

Lắc 5 g chế phẩm với 20 ml ether ethylic (TT). Lọc lấy dịch  ether vào một ống nghiệm. Thêm 2 ml thuốc thử Fischer  [Hòa tan 1 g resorcin (TT) trong acid hydrocloric đậm đặc  (TT) vừa đủ 100 ml]. Lắc mạnh, quan sát màu của lớp  dung dịch phía dưới, không được có màu đỏ cánh sen rõ  rệt trong vòng 20 min.

Vết rỉ sắt

Lấy 1 ml chế phẩm, thêm 4 ml  nước cất và 4 giọt dung  dịch acid hydrocloric loãng (TT), lắc đều. Nhỏ vài giọt  dung dịch kali ferocyanid 5 % (TT), không được xuất hiện  màu xanh.

Định lượng

Thuốc thử Fehling: Là dung dịch đồng thể tích của dung  dich Fehling A và dung dịch Fehling B.
Dung dịch Fehling A:
đồng Sulfat tinh thể (TT)
                                          34,66 g
Dung dịch acid sulfuric 15 % (TT)                             2 đến 3 giọt
nước cất vừa đủ                                                          500 ml
Dung dịch Fehline B:
Natri kali tartrat (TT)                                                   173 g
Natri hydroxyd (TT)                                                         50 g
Nước cất vừa đủ                                                                500ml

Dung dịch glucuse chuẩn 1 %: Cân chính xác khoáng  1 g glucose chuẩn (đã sấy ở 100 °C đến 105 °C đến khối  lượng không đổi) cho vào bình định mức 100 ml, thêm  nước để hòa tan và pha loãng với nước đến vạch, lắc đều.
Xác định độ chuẩn T: Lấy chính xác 10,0 ml dung dịch  Fehling A, 10,0 ml dung dịch Fehling B và 5 ml dung dịch  kali ferocyanid 5 % cho vào một bình nón. Đun sôi dung  dịch thu được rồi chuẩn độ bằng dung dịch glucose chuẩn  1 % (nhỏ từng giọt) cho đến khi chuyển màu từ xanh lơ  sang nâu xám. Thời gian từ khi bắt đầu chuẩn độ cho đến  khi kết thúc là 4 min và luôn giữ cho dung dịch sôi đều  trong suốt quá trình định lượng.
Tính độ chuẩn T [lượng glucose khan (g) tương đương với  1 ml thuốc thử Fehling đã dùng].
Thông thường độ chuẩn T từ 0,00345 g đến 0,00375 g  (tương đương với 6,9 ml đến 7,5 ml dung dịch glucose  chuẩn 1 %).
Tiến hành định lượng: Cân chính xác khoảng 2 g chế  phẩm cho vào bình định mức 100 ml. Thêm nước để hòa  tan và pha loãng với nước vừa đủ đến vạch, lắc đều (dung  dịch chế phẩm 2 %).
Tiến hành định lượng như phần xác định độ chuẩn T,  bắt đầu từ “Lấy chính xác 10.0 ml dung dịch Fehling…”  nhưng dùng dung dịch chế phẩm 2 % để chuẩn độ thay cho  dung dịch glucose chuẩn 1 %.
Tính hàm lượng (%) đường khử tự do trong chế phẩm theo  công thức sau:
X% = [pmath size=16]T x  20  x  100  x  100 / (V  x  P)[/pmath]
Trong đó:
T là lượng glucose khan (g) tương ứng với 1 ml thuốc thử  Fehling đã chuẩn độ;
V là thể tích dung dịch chế phẩm 2 % đã tiêu thụ (ml);
P là khối lượng chế phẩm đem thử (g).
Hàm lượng đường khử tự do trong chế phẩm tính theo  glucose khan không được dưới 64 % (kl/kl).

Bảo quản

Trong bình, lọ, chai nứt kín, không đựng trong thùng  sắt. Để nơi mát, tránh ẩm thấp, tránh côn trùng (ruồi, bọ,  chuột…).

Tính vị, quy kinh

Cam, bình. Vào các kinh phế, tỳ, đại trường.

Công năng, chủ trị

Bổ trung, nhuận tảo, chỉ thống, giải độc. Chu trị: Tỳ vị hư  nhược, đau thượng vị, ho, táo bón, giải độc ô đầu, điều  hòa các vị thuốc.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 15 g đến 30 g. Dùng ngoài điều trị mụn nhọt  không thu miệng, bỏng nước, bỏng lửa, liều lượng thích hợp.

Kiêng kỵ

Sôi bụng, ỉa chảy hay đầy bụng, không nên dùng.

5/5 - (1 bình chọn)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây