MỘC HƯƠNG (Rễ)

0
8856

MỘC HƯƠNG (Rễ)
Radix Saussureae lappae

Rễ đã phơi hay sấy khô của cây Mộc hương, còn gọi là  Vân mộc hương, Quảng mộc hương  [Saussurea lappa  (DC) C . B .  Clarke], họ Cúc (Asteraceae).

Mô tả

Rễ hình trụ tròn hoặc hình chùy, dài 5 cm đến 15 cm, đường  kính 0,5 cm đến 5 cm. Mặt ngoài màu vàng nâu đen nâu  nhạt. Có vết nhăn và rẵnh dọc khá rõ, đôi khi có vết tích  của rễ con. Thể chất hơi cứng, khó bẻ, vết bẻ không phẳng,  màu vàng nâu hoặc nâu xám. Mùi thơm hắc đặc biệt.

Vi phẫu

Lớp bần gồm vài lớp tế bào hình chữ nhật. Mô mềm vỏ  ngoài mỏng gồm các tế bào phần nhiều hình đa giác, thành  mỏng. Dải libe cấp 2 rời nhau, ngoằn ngoèo, xếp thành dãỵ  xuyên tâm. Trong và ngoài các dải libe rải rác có các túi tiết  tinh dầu. Tầng sinh libe-gỗ gồm một vòng tế bào. Gỗ cấp 2  xếp thành dãy xuyên tâm, hợp thành từng dải ứng với mỗi  dài libe. Tia ruột gồm 6 đến 10 hàng tế bào thành mỏng.

Bột

Màu vàng nâu, vị cay hơi đắng. Soi kính hiển vi thấy:  Mảnh ban màu nâu vàng. Mảnh mô mềm chứa những  hạt inulin màu hơi vàng. Mảnh mạch vạch, mạch xoắn và  mạch mạng. Sợi hợp thành từng bó hoặc đứng riêng lẻ, túi  tiết tinh dầu hình tròn, chứa chất tiết màu vàng. Ngoài ra  có nhiều hạt inulin hình khối, hình chuông, màu hơi vàng,  có vân mờ, có kích thước khác nhau.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).
Bản mỏng: Silica gel G.
Dung môi khai triển: Toluenethyl acetat (95 : 5).
Dung dịch thử: Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 10 ml ethanol  (TT), đun hồi lưu trên cách thủy trong 10 min, lọc. Lấy  dịch lọc làm dung dịch thử.
Dung dịch đối chiếu: Lấy 2 g bột Mộc hương (mẫu chuẩn),  chiết như môt tả ở phần Dung dịch thử.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi  dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được  khoảng 10 cm, lấy bản mỏng ra, để khô ờ nhiệt độ phòng.  Phun hỗn hợp gồm 0,5 ml anisaldehyd (TT) được trộn lần  lượt với 10 ml acid acetic khan (TT), 85 ml methanol (TT) và  5 ml acid sulfuric (TT). sấy bản mỏng ở 80 °C đến khi xuất  hiện vết. Quan sát dưới ánh sáng thường. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu và cùng giá trị  Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 15,0 % (Phụ lục 12.13). Dùng 10 g bột thô  dược liệu.

Tạp chất

Không quá 1,0 % (Phụ lục 12.11).

Tro toàn phần

Không quá 4,5 % (Phụ lục 9.8).

Định lượng

Tiến hành theo phương pháp định lượng tinh dầu trong  dược liệu (Phụ lục 12.7). Dùng 30,0 g bột thô dược liệu,  thêm 300 ml  nước, cất trong 3 h. Hàm lượng tinh dầu  không ít hơn 0,4 %.

Chế biến

Đào lấy rễ, rửa sạch, bỏ rễ con và thân lá còn sót lại hoặc  bỏ cả vỏ ngoài (lớp bần) rồi cắt thành khúc dài 5 cm đến  15 cm, phơi trong bóng râm hoặc sấy ở nhiệt độ thấp đến khô.

Bảo quản

Để nơi khô, mát, tránh mốc mọt.

Tính vị, quy kinh

Khổ, tân, ôn. Vào các kinh tỳ vị, đại tràng, can.

Công năng, chủ trị

Hành khí chỉ thống, kiện tỳ hòa vị. Chủ trị; Khí trệ, ngực  bụng đầy trướng, đau bụng, nôn mửa, lỵ, ỉa chảy.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 6 g đến 12 g, dạng thuốc sắc, bột.

Kiêng kỵ

Các chứng bệnh do khí hư, huyết hư mà táo thì không dùng

2.5/5 - (2 bình chọn)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây