Tên khác: Ngưu Bàng Tử
Quả chín phơi khô của cây Ngưu bàng (Arctium lappa L.), họ Cúc (Asteraceae).
Mô tả
Quả hình trứng ngược dài, hơi dẹt, hơi cong, dài 5 mm đến 7 mm, rộng 2 mm đến 3 mm. Mặt ngoài màu nâu hơi xám, có đốm màu đen, có vài gân dọc, thường có 1 đến 2 gân giữa tương đối rõ. Đỉnh tròn tù, hơi rộng, có vòng tròn ở đỉnh và vết vòi nhụy nhọn còn sót lại ở chính giữa. Đáy quả hơi hẹp lại. Vỏ quả tương đối cứng, khi nứt ra, trong có một hạt. Vỏ hạt mỏng, hai lá mầm màu trắng hơi vàng, có dầu. Không mùi, vị đắng, hơi cay và tê lưỡi.
Bột
Màu nâu hơi xanh lục; tế bào đá của vỏ quả trông hơi dẹt, hình thoi thon nhỏ dài, hình bầu dục dài hoặc hình trứng thon dần khi nhìn trên bề mặt. Nhìn từ phía bên, tế bào đá có hình gần chữ nhật hoặc thon dài, hơi cong, dài 70 µm đến 224 µm, rộng 13 µm đến 70 µm; thành tế bào dày tới 20 µm, hóa gỗ, có các lỗ trao đổi. Nhìn trên mặt cắt ngang, tế bào vân lưới của vỏ quả giữa có hình đa giác, thành tế bào nhiều lớp chồng chất uốn lượn có chỗ dày lên. Nhìn trên mặt cắt dọc, thấy tế bào thon dài, thành tế bào có vân nhỏ, dày đặc, đan chéo. Tinh thể calci oxalat hình lăng trụ có đường kính 3 µm đến 9 µm, có nhiều trong tế bào mô mềm màu vàng của vỏ quả giữa, đường viền của các tế bào đá nhìn không rõ. Các tế bào lá mầm chứa đầy hạt aleuron, một số tế bào chứa những cụm tinh thể calci oxalat và những giọt dầu nhỏ.
Xem thêm: Hoàng Liên (Thân rễ) (Rhizoma Coptidis) – Dược Điển Việt Nam 5
Định tính
A. Quan sát bột dược liệu dưới ánh sáng tử ngoại (366 nm) thấy có huỳnh quang màu lục.
B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).
Bản mỏng: Silica gel G.
Dung môi khai triển: Cloroform – methanol– nước (40 : 8 : 1).
Dung dịch thử. Lấy 0,5 g bột dược liệu, thêm 20 ml ethanol 96 % (TT), chíết siêu âm 30 min, lọc. Bốc hơi dịch lọc tới cắn, hòa cắn trong 2 ml methanol (TT) được dung dịch thử.
Dung dịch đối chiếu: Lấy 0,5 g bột Ngưu bằng (mẫu chuẩn), chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 12 cm, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng. Phun dung dịch acid sulfuric 10 % trong ethanol (TT). Sấy bản mỏng đến khi hiện rõ vết. Quan sát dưới ánh sáng thường. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu sắc và giá trị Rf với các vét trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
Độ ẩm
Không quá 12,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 °C, 5 h).
Xem thêm: Lạc Tiên (Herba Passiflorae foetidae) – Dược Điển Việt Nam 5
Tro toàn phần
Không quá 7,0 % (Phụ lục 9.8).
Tro không tan trong acid
Không quá 2,0 % (Phụ lục 9.7).
Chất chiết được trong dược liệu
Không ít hơn 14,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.
Dùng 2,5 g dược liệu. Tiến hành theo phương pháp ngâm lạnh (Phụ lục 12.10), dùng ethanol 50 % (TT) làm dung môi.
Chế biến
Thu hoạch vào mùa thu, hái lấy chùm quả chín, phơi khô, đập nhẹ lấy quả, loại bỏ tạp chất rồi lại phơi khô.
Bào chế
Ngưu bằng tử: Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, phơi khô, khi dùng đập thành từng mảnh.
Ngưu bằng tử sao: Cho Ngưu bằng tử sạch vào nồi, sao nhỏ lửa đến khi hơi phồng lên, hơi có mùi thơm. Khi dùng giã nát.
Bảo quản
Để nơi khô, mát.
Tính vị, quy kinh
Tân, khổ, hàn. Vào các kinh phế, vị.
Công năng, chủ trị
Giải biểu nhiệt, tuyên phế, thấu chẩn, giải độc, thông lợi hầu họng.
Chủ trị: Cảm mạo phong nhiệt, ho đờm nhiều, sởi, hầu họng sưng đau, quai bị, ngứa, mụn nhọt, đơn độc, nhọt độc sưng lở.
Cách dùng, liều lượng
Ngày dùng từ 6 g đến 12 g, dạng thuốc sắc.