banner-top
DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM 5 TẬP 1DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM 5 TẬP 2DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM BẢN BỔ SUNG

Qua Lâu (Hạt) (Semen Trichosanthis) – Dược Điển Việt Nam 5

Nếu nội dung bài viết chưa chính xác, vui lòng thông báo cho chúng tôi tại đây
Qua lâu hạt

Tên khác: Qua lâu tử

Hạt đã phơi hay sấy khô của cây Qua lâu (Trichosanthes kirilowii Maxim) hoặc cây Song biên qua lâu  (Trichosanthes rosthornii Harms), họ Bí (Cucurbitaceae).

Mô tả

Hạt qua lâu hình bầu dục dẹt, phẳng, dài 12 mm đến 15 mm, rộng 6 mm đến 10 mm, dày 3,5 mm. Mặt ngoài màu nâu nhạt đến nâu thẫm, trơn nhẵn. Xung quanh mép hạt có rãnh tròn. Đỉnh hạt tương đối nhọn, có rốn hình điểm, lõm xuống. Đáy hạt tròn tù, vỏ hạt ngoài cứng, vỏ hạt trong là màng mỏng, màu lục xám, bọc lấy 2 lá mầm dày, màu trắng ngà, chứa nhiều dầu. Mùi nhẹ. Vị hơi ngọt dịu, hơi đắng.

Hạt Song biên qua lâu tương đối to hơn hạt Qua lâu và dẹp hơn, dài 15 mm đến 25 mm, rộng 8 mm đến 14 mm, dày 2,5 mm đến 3,5 mm. Mặt ngoài màu nâu. Mép hạt có rãnh rõ, tương đối sâu vào trong. Đỉnh hạt rộng và phẳng hơn.

Xem thêm: Ngũ Gia Bì Chân Chim (Vỏ thân, vỏ cành) (Cortex Schefflerae heptaphyllae) – Dược Điển Việt Nam 5

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).
Bản mỏng: Silica gel GF254 
Dung môi khai triển: Cycohexan – ethyl acetat (5 : 1).
Dung dịch thử: Cho 1 g dược liệu vào bình nón, chiết siêu âm trong 10 min với 10 ml ether dầu hỏa (60 °C đến 90 °C) (TT), lọc. Lấy dịch lọc làm dung dịch thử.
Dung dịch đối chiếu: Lấy 1 g bột quả Qua lâu (mẫu chuẩn), chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 μl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm, xuất hiện ít nhất 3 vết tắt quang tương đương với các vết ở sắc đồ của dung dịch đối chiếu. Các vết này chuyển sang màu nâu xám khi tiếp tục phun dung dịch acid sulfuric 10 % trong ethanol (TT).

Tạp chất

Tỷ lệ hạt thối lép: Không quá 5,0% (Phụ lục 12.11).

Độ ẩm

Không quá 10,0 % (Phụ lục 12.13).

Tro toàn phần

Không được quá 3,0 % (Phụ lục 9.8).

Chất chiết được trong dược liệu

Không dưới 20,0 %, tính theo dược liệu khô kiệt (Phụ lục 12.10).
Cân chính xác khoảng 4 g dược liệu. Tiến hành theo phương pháp ngâm lạnh. Dùng ether dầu hỏa (60 °c đến 90 °C) (TT) làm dung môi. Dịch thu được đem cô ở áp suất giảm đến cắn có khối lượng không đổi.

Xem thêm: Nghệ (Thân rễ) (Rhizoma Curcumae longae) – Dược Điển Việt Nam 5

Chế biến

Thu hoạch vào mùa thu, hái quả chín, bổ quả, lấy hạt, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô,

Bào chế

Qua lâu tử: Loại bỏ tạp chất và hạt lép hỏng, rửa sạch, phơi khô, giã nát khi dùng.

Qua lâu tử sao: Lấy Qua lâu tử sạch, cho vào chảo, sao nhỏ lửa đến khi hạt phồng lên, lấy ra để nguội. Khi dùng giã vụn.

Bảo quản

Nơi khô mát, tránh mốc mọt.

Tính vị, quy kinh

Cam, khổ. hàn. Vào các kinh phế, vị, đại tràng.

Công năng, chủ trị

Nhuận phế, hóa đàm và nhuận tràng.

Chủ trị: Ho có đờm dính, táo bón, mụn nhọt, sữa ít.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 9 g đến 15 g, phối hợp trong các bài thuốc.

Kiêng kỵ

Phản Ô đầu, Phụ tử, và Thiên hùng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *