NGHỆ (Thân rễ)

0
15624

Mục lục

NGHỆ (Thân rễ)
Rhizoma Curcumae longae
Khương hoàng, uất kim

Thân rễ đã phơi khô hay  đồ  chín rồi phơi hoặc sấy khô  của cây Nghệ vàng (Curcuma longa L.), họ Gừng  (Zingiberaceae).

Mô tả

Thân rễ hình trụ, thẳng hoặc hơi cong, đôi khi phân nhánh  ngắn dạng chữ Y, dài 2 cm đến 5 cm, đường kính 1 cm  đen 3 cm. Mặt ngoài màu xám nâu, nhăn nheo, có những  đường vòng ngang sít nhau, đôi khi còn vết tích của các  nhánh và rễ. Mặt cắt ngang thấy rõ 2 vùng vỏ và trụ giữa;  trụ giữa chiếm gần 2/3 đường kính. Chất chắc và nặng.  Mặt  bẻ bóng, có màu vàng  cam. Mùi thơm hắc,  vị  hơi  đắng, hơi cay.

Vi phẫu

Tiêu bản mới cắt, chưa nhuộm tẩy thấy rõ lớp bần dày,  gồm nhiều hàng tế bào dẹt, trong đó rãi rác có những tế  bào màu vàng hoặc xanh xám, phía ngoài rãi rác còn có lông đơn bào dài. Mô mềm vỏ gồm những tế bào tròn to,  thành mỏng, chứa hạt tinh bột (dược liệu đã đồ chín thì  tinh bột ở trạng thái hồ) và rải rác trong mô mềm còn có  tế bào tiết tinh dầu màu vàng và các bó libe-gỗ nhỏ. Nội  bì và trụ bì rõ. Mô mềm ruột có cấu tạo giống mô mềm  vỏ. Trong mô mềm ruột có những bó libe-gỗ rải rác nhiều  hơn, một số bó tập trung sát trụ bì, gần như tạo thành một  vòng tròn.

Bột

Mảnh mô mềm gồm những tế bào thành mỏng chứa các  hạt tinh bột. Nhiều hạt tinh bột hình trứng dài 12 µm đến  50 µm, rộng 8 µm đến 21 µm, có vân đồng tâm và rốn lệch  tâm. Tế bào chứa tinh dầu và nhựa tạo thành những đám  lổn nhổn màu vàng. Mảnh mạch mạng và mạch vạch.

Định tính

A. Lắc 0,5 g bột dược liệu với 3 ml ethanol 90 % (TT), để lắng. Nhỏ 3 đen 4 giọt dịch chiết ethanol lên giấy lọc.  Để khô, trên giấy lọc còn lại vết màu vàng. Tiếp tục nhỏ  từng giọt  dung dịch acid boric 5 % (TT) rồi  dung dịch  acid hydrocloric loãng (TT), làm như vậy vài lần và hơ  nóng nhẹ cho khô, vết vàng sẽ chuyển thành màu đỏ. Sau  đó thêm 3 giọt dung dịch amoniac 10 % (TT), sẽ tiếp tục  chuyển sang màu xanh đen.
B. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại 366 nm, bột dược liệu có huỳnh quang màu vàng tươi.
C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5,4).
Bản mỏng: Silica gel G.
Dung môi triển khai:
Cloroformacid acetic (9 : 1).
Dung dịch thử: Lấy 0,1 g bột dược liệu cho vào cốc thủy  tinh, thêm 5 ml methanol (TT), đun tới sôi rồi để nguội,  lọc, lấy dịch lọc làm dung dịch thử.
Dung dịch đối chiếu: Hòa tan curcumin chuẩn trong methanol  (TT) để được dung dịch nồng độ khoảng 0,3 mg/ml. Nếu  không có curcumin chuẩn, dùng 0,1 g bột Nghệ (mẫu chuẩn)  chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 25 µl mỗi  dung dịch trên. Triển khai sẩc ký đến khi dung môi đi được  khoảng 10 cm, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng,  phun hỗn hợp gồm 15 ml dung dịch acid boric 3 % (TT)  và 5 ml dung dịch acid oxalic 10 % (TT), đã trộn kỹ. Quan  sát dưới ánh sáng thường. Trên sắc ký đồ, dung dịch thử phải có các vết (3 vết) cùng  màu sắc và giá trị Rf với 3 vết của curcumin chuẩn hoặc  có các vết cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc  ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 12.13).

Tạp chất (Phụ lục 12.11)

Tỷ lệ non, xốp: Không quá 1,0 %.
Tạp chất khác: Không quá 1,0 %.

Tro toàn phần

Không quá 8.0 % (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trong acid

Không quá 1,0 % (Phụ lục 9.7).

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 12,0 % tính theo dược liệu khô kiệt. Tiến hành theo phương pháp chiết lạnh (Phụ lục 12.10).  Dùng ethanol 50 % (TT) làm dung môi.

Định lượng

A.Định lượng tinh dầu (Phụ lục 12.7). Lấy chính xác khoảng 30 g dược liệu đã tán thành bột thô vào bình cầu có dung tích 300 ml của bộ dụng cụ dùng định lượng tinh dầu trong dược liệu. Thêm 150 ml nước,  tiến hành cất trong 3 h. Hàm lượng tinh dầu không ít hơn 4.0 % tính theo dược liệu khô kiệt.
B. Đinh lượng curcuminoid: Phương pháp đo quang phổ hấp thụ tử ngoại và khả kiến  (Phụ lục 4.1). Dung dịch chuẩn gốc: Hòa tan curcumin chuẩn trong  meihanol (TT) đổ được dung dịch có nồng độ chính xác  khoáng 400 µg/ml.
Lập đường chuẩn: Từ dung dịch chuẩn gốc tiến hành pha  dãy dung dịch curcumin chuẩn trong  methanol (TT) có  nồng độ lần lượt là 0,8; 1,6; 2,0; 2,4 và 3,2 µg/ml. Đo  độ hấp thụ của các dung dịch trên tại bước sóng 420 nm,  dùng mẫu trắng là methanol (TT). Từ kết quả thu được lập  đường chuẩn biểu thị sự liên quan giữa nồng độ curcumin  và độ hấp thụ.
Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 300 mg bột thô dược  liệu, cho vào bình định mức 10 ml, thêm  tetrahydrofuran  (TT), trộn đều và pha loãng tới vạch bằng cùng dung môi.  Để ở nhiệt độ phòng trong 24 h, thỉnh thoảng lắc. Để lắng,  lấy chính xác 1 ml dịch trong ở phía trên vào bình định mức 25.0 ml, thêm methanol (TT) đến vạch, lắc đều. Pha loãng 1.0 ml dung dịch thu được thành 50,0 ml bằng methanol  (TT) và đo độ hấp thụ của dung dịch tại bước sóng 420 nm,  mẫu trắng là methanol (TT). Dựa vào đường chuẩn đã lập ở trên và kết quả thu được, tính hàm lượng curcumin trong  dung dịch thử và trong dược liệu.
Dược liệu phải chứa không ít hơn 5,0 % curcuminoid tính  theo curcumin, tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Đào lấy thân rễ, phơi khô, cũng có thể đồ hoặc hấp trong  6 h đến 12 h rồi đem phơi hoặc sấy khô.

Bào chế

Rửa sạch, ngâm 2 h đến 3 h, ủ mềm, thái lát mỏng, phơi khô.  Ngâm trong đồng tiện 3 ngày 3 đêm (ngày thay đồng tiện  một lần), thái lát, phơi khô, sao vàng (hành huyết).

Bảo quản

Nơi khô, trong bao bì kín, tránh bay mất tinh dầu. cần  phơi sấy luôn để tránh mốc, mọt.

Tính vị, quy kính

Tân, khô ôn. Vào các kinh can tỳ

Công năng, chủ trị

Hành khí, phá huyết, chỉ thống, sinh cơ. Chủ trị: Kinh  nguyệt không đều, bế kinh, đau tức sườn ngực, khó thở.  Phụ nữ đau bụng sau đẻ do máu xấu không sạch, kết hòn  cục, hoặc ứ huyết do sang chẩn; viêm loét dạ dày; vết  thương lâu liền miệng.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 6 g đến 12 g, dạng thuốc sắc hoặc bột. Dùng ngoài dưới dạng dịch tươi bôi vào vết thương để  chóng lên da non.

Kiêng kỵ

Cơ thể suy nhược, không có ứ trệ, không nên dùng

Rate this post

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây